Dưới đây là 8 loại vitamin giúp cân bằng nội tiết tố, điều trị rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ
-
Vitamin A (hay còn gọi Retinol)
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương, vì thế bạn cần bổ sung vitamin A cho cơ thể. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc làm tăng sức mạnh của xương, mô, da và răng. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A có nhiều trong: khoai lang, cà rốt, bí đỏ, gan, xà lách, rau diếp, ớt đó, xoài, sữa tươi nguyên chất, rau húng quế, cà chua, đu đủ…..
-
Vitamin B2 (hay còn gọi riboflavin)
Thực tế, nếu bạn không bổ sung đủ vitamin B2 sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch và trầm cảm vì đây là một loại vitamin quan trọng thúc đẩy hệ thống miễn dịch, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển hoá cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Vitamin B2 có nhiều trong: các loại rau lá màu xanh đậm (Rau bina, bông cải xanh, măng tây, đậu đen…), trái cây (chuối, quả sung, quả táo, quả mọng, quả lê…), thịt (thịt heo, thịt gà, các dầu từ cá hồi, cá thu, tôm cua và cá trích), các loại hạt (hạnh nhân, đậu nành, hạt lanh, yến mạch, hạt hướng dương, hạt đậu nành), các loại ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa…
-
Vitamin B6 (hay còn gọi pyridoxine)
Vitamin B6 đảm bảo các chức năng của hệ miễn dịch hoạt động bình thường.
Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh.
Vitamin B6 có nhiều trong: hạt vừng, hạt hướng dương, mật rỉ đường, ức gà, bơ, đậu Pinto, cá ngừ, quả hồ trăn, thịt bò, ức gà tây….
-
Vitamin B7 (hay còn gọi Biotin)
Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ cholesterol trong cơ thể và có ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch cũng như tình trạng da và tóc của phụ nữ.
Vitamin B7 có nhiều trong: cá, sữa, gan thịt và thận, gạo lứt, yến mạch, đậu nành, các loại hạt, men bia, khoai tây, chuối, bông cải xanh, rau bina, bông cải trắng…)
-
Vitamin B9 (hay còn gọi axit folic)
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết Vitamin B9 có tác dụng trong việc cân bằng nội tiết tố và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
Vitamin B9 có nhiều trong: các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp), trái cây (cam, chuối tiêu), củ cải đường, các loại đậu, bánh ngũ cốc ăn sáng, mì ống, bột ngũ cốc, măng tây, đậu bắp, gạo, trứng, cá, gan động vật (bò, lợn, gà), nấm, men bia…
-
Vitamin B12
Vitamin B12 có tác dụng quan trọng trong việc duy trì trao đổi chất, ngăn ngừa mất trí nhớ và trầm cảm.
Vitamin B12 có nhiều trong: gan, cá, cua, thị bò, các sản phẩm từ đậu nành (Đậu phụ hay sữa đậu nành), ngũ cốc, sữa, sữa chua, phô mát, trứng, rau xanh, súp lơ, đu đủ xanh…
-
Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và tăng quá trình chữa lành vết thương cũng như thúc đẩy sự phát triển mô.
Vitamin C có nhiều trong: cam, ớt đà lạt, đu đủ, ổi, dâu tây, bông cải xanh, kiwi, súp lơ, dứa, cà chua, dưa hấu, đậu Hà Lan, khoai lang…
-
Vitamin D
Cùng với vitamin A, vitamin D giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của xương, ngăn ngừa loãng xương và các loại ung thư.
Vitamin D có nhiều trong: dầu gan cá, sò, trứng cá, chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành, chả lụa, dăm bông, xúc xích, trứng, nấm…