Home / Tin Tức Bệnh / Bệnh Da Liễu / Bạn biết gì về bệnh tổ đĩa

Bạn biết gì về bệnh tổ đĩa

–   Bệnh tổ đĩa là một bệnh viêm da đặc biệt ở tay và chân, bệnh khởi phát đột ngột, các mụn nước ẩn sấu dưới da rất ngứa tiến triển rất dai dẵng hay tái phát.

Xem thêm các tin tức về bệnh da liễu khác

ban-biet-gi-ve-benh-to-dia

Bệnh tổ đĩa là gì?

Nguyên nhân bị tổ đĩa

Bệnh tổ đĩa do rất nhiều nguyên nhân gây nên

  • Do vi khuẩn: tiếp xúc với đất, nước bẩn chứa vi khuẩn gây nên bệnh tổ đĩa.
  • Dị ứng với hóa chất: tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất trong sinh hoạt hàng ngày như xăng, dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rữa, dầu thơm, xi măng, vôi,…
  • Dị ứng với nấm kẽ chân, nấm kẽ tay.

nguyen-nhan-benh-to-dia

Tiếp xúc với hóa chất là nguyên nhân gây bệnh tổ đĩa

  • Tăng tiết mồ hôi tay chân, làm việc trong môi trường nóng ẩm
  • Khói bụi, lông chó mèo,…
  • Thức ăn: hải sản, trứng thịt gà,… là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát nhanh hơn.

Biểu hiện bệnh tổ đĩa

–   Mụn nước xuất hiện trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đặc biệt là các rìa ngón tay, rìa ngón chân.

–   Mụn nước ăn vào thượng bì làm da nỗi gồ lên, hình tròn nằm rải rác hoặc xếp thành chùm, các mụn nước tự xẹp đi không tự vỡ kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh kéo dài 2 – 4 tuần tróc vãy rồi lành sau đó sẽ tái phát lại.

Triệu chứng bệnh tổ đĩa

–   Triệu chứng chính là các mụn nước màu trắng trong có kích thước 1- 2 mm, nằm sâu trong da, khó vỡ,nằm tập trung thành chùm trên da.

trieu-chung-benh-cham-to-dia

Triệu chứng bệnh tổ đĩa

–   Vị trí: vị trị tấp trung của tổ đĩa là lòng bàn tay và rìa bàn tay, ở chân thì gặp ít hơn, tổn thương thường đối xứng và không vượt quá cổ chân cổ tay.

–   Trước khi phát bệnh thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi, bệnh thường xảy ra từng đợt, mụn nước thường không tự vó và chuyển sang màu vàng.

Điều trị bệnh tổ đĩa

  • Điều trị bệnh tổ đĩa nhằm giảm ngứa và da lành bình thường, tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát đặc biệt là gặp các yếu tố gây bệnh trên.
  • Sử dụng các loại thuốc uống điều trị : thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc chống dị ứng, chống nấm , bổ sung thêm các loại vitamin. Nên uống thuốc liên tục và đủ liệu trình.
  • Không gãi ngứa, không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng,… không chọc lễ mụn.
  • Rửa tay chân nhẹ hàng, không làm trầy xướt tránh lây lan và nhiễm khuẩn.
  • Cắt ngắn móng và luôn giữ cho tay chân luôn khô.
  • Ngâm tay chân với thuốc tím pha loãng.
  • Chấm thuốc BSI 1% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.
  • Khi bị nhiễm khuẩn có mũ hoặc bóng nước to ra nên chích cho vỡ ra và bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.
  • Chiếu tia tử ngoại tại chổ.

 

Có thể bạn quan tâm: Người bị bệnh tổ đĩa không nên ăn thức ăn nào?

Check Also

271.tif

Hai cách trị ho cho bé hiệu quả từ bài thuốc dân gian cực hay

Chữa ho bằng chua me đất Theo Healthn.net, chua me đất có hai loại là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!