Bệnh trĩ nội tiến triển qua từng cấp độ từ nhẹ đến nặng. Người mắc phải trĩ nội càng phát hiện ra bệnh sớm, thì việc được hỗ trợ điều trị sẽ dễ dàng hơn.
– Trĩ là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, hay gặp ở người có đặc thù công việc ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ, ít uống nước, v.v…
Trường hợp búi trĩ nằm trên đường lược của hậu môn được gọi là trĩ nội
– Bệnh trĩ được chia làm ba loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là trường hợp búi trĩ nằm phía trên đường lược của hậu môn.
– Bề mặt búi trĩ nội là phần niêm mạc của ống hậu môn, vị trí này không có hệ thần kinh cảm giác nên người bệnh ít có cảm giác đau đớn.
– Người mắc phải ít tự phát hiện được trĩ nội ở giai đoạn đầu, lúc này, việc soi hậu môn mới có thể phát hiện ra bệnh.
Sau đây là những thông tin cần thiết giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này:
Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội
– Những người ít vận động cơ thể, nhất là người có đặc thù công việc hay ngồi lâu một chỗ rất dễ mắc bệnh.
– Thường xuyên ăn đồ cay nóng, ít ăn rau, ít uống nước.
– Người bị táo bón lâu ngày, khi đi đại tiện thường cố rặn để đẩy phân ra ngoài, từ đó gây áp lực lên hậu môn. Điều này khiến những tĩnh mạch hậu môn phình to, tạo ra các búi trĩ.
– Nghiện thuốc lá, rượu, bia khiến hệ miễn dịch suy yếu, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
– Vệ sinh cơ thể kém dễ dẫn đến vi khuẩn tích tụ và phát triển tại vùng hậu môn, làm khu vực này bị viêm nhiễm, sưng phồng.
– Phụ nữ mang thai thì vùng bụng hay bị áp lực do kích cỡ thai nhi tăng lên theo thời gian, do đó mà tĩnh mạch hậu môn cũng bị áp lực theo.
Triệu chứng bệnh trĩ nội
– Khi đi đại tiện, người bệnh bị chảy máu, hậu môn bị sưng ở giai đoạn trĩ nội cấp độ 1.
– Ở trĩ nội cấp độ 2, người bệnh sẽ thấy búi trĩ sa ra một phần khi đại tiện, nhưng tự thu vào được.
– Búi trĩ lớn sa xuống dài hơn khi đại tiện vào giai đoạn trĩ nội cấp độ 3. Người bệnh phải lấy tay đẩy chúng thụt vào lại, do lúc này búi trĩ không tự thu vào trong ống hậu môn được.
– Giai đoạn nặng nhất là cấp độ 4, người bệnh có thể thấy búi trĩ sa xuống dù đang ngồi hay đi, đứng. Khi đó, bệnh nhân không thể đẩy búi trĩ thụt vào ống hậu môn được nữa.
Tác hại của bệnh trĩ nội
Trĩ nội ở giai đoạn nặng sẽ khiến dịch nhầy tiết ra bên ngoài hậu môn gây ngứa
Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
– Tắc nghẹt búi trĩ, gây nguy cơ không đi đại tiện được.
– Nhiễm trùng máu và apxe hậu môn.
– Thiếu máu do thường xuyên bị chảy máu khi đại tiện.
– Dịch nhầy tiết ra khỏi hậu môn dẫn đến bị ngứa kèm theo các bệnh ngoài da.
– Đau đớn khi quan hệ tình dục do búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
Những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội
– Uống thuốc hoặc sử dụng thuốc đặt, thuốc bôi ở hậu môn, kết hợp dùng thảo dược, tập thể dục hàng ngày, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, v.v… khi bệnh đang ở cấp độ 1 và 2.
– Có thể chữa trĩ nội bằng các thủ thuật hiện đại như: chích, xơ, thắt dây chun, quang đông hồng ngoại, v.v… vào giai đoạn bệnh ở cấp độ 2, 3.
– Ở cấp độ 3, nếu sau khi bệnh nhân đã được chữa bằng các thủ thuật trên mà vẫn bị tái phát, không hết được, thì lúc này sẽ được chỉ định dùng phương pháp cắt trĩ. Đây cũng là cách chữa được áp dụng đối với cấp độ 4.
– Kỹ thuật cắt trĩ phổ biến trên thế giới hiện nay là HCPT và PPH. Hai kỹ thuật này có thể giúp bệnh nhân được chữa khỏi hẳn trĩ nội với nhiều ưu điểm ít mất máu, không đau, về nhà ngay, ngăn ngừa tái phát,…
Sau khi đã chữa khỏi trĩ nội, thì người bệnh cũng cần ngăn ngừa sự tái phát với những thói quen sống khoa học, lành mạnh như kiêng ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau, không ngồi một chỗ quá lâu, v.v…