Vảy nến hồng Gibert – một dạng trong những bệnh lý da liễu cấp tính, thường gây tổn thương ngoài da, dễ bị tái phát nhiều lần, làm mất đi tính thẩm mỹ, sự bất tiện trong mọi vấn đề sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.
– Vảy nến phấn hồng Gibert thường được nhận biết qua những tổn thương trên da ở mức độ lâm sàng là các đốm, mảng da bị đỏ hồng kèm theo vảy phấn.
– Bệnh vảy nến này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ ở mọi độ tuổi khác nhau.
Biểu hiện của bệnh vảy nến hồng Gibert
Người bệnh có thể nhận biết bệnh vảy nến hồng Gibert qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Khi bệnh ở giai đoạn đầu, quan sát thấy có những đốm màu hồng ban, rộng lớn, tróc vảy và hơi nhô cao trên bề mặt da, hình dạng giống như vảy cá.
– Vị trí thường gặp nhất của bệnh vảy nến dạng này là ngực, bụng và lưng. Nếu làn da người mắc màu sậm thì các đốm phấn hồng có thể là màu xám, nâu sậm hoặc trắng.
– Tổn thương thường có đường kính khoảng 2 – 6cm kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, nhiễm trùng hệ hô hấp, nhất là nghẹt mũi, đau cổ họng và ho.
– Nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị trong giai đoạn này, tổn thương sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và phát triển trên diện rộng với nhiều đốm màu hồng, ban đỏ hơn, đường kinh khoảng 2cm, có hiện tượng tróc vảy, phân bố chủ yếu ở ngực, bụng và lưng.
– Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cơn ngứa ngáy có thể lan rộng đến vùng mặt, tứa chi.
– Nếu là tổn thương không đặc trưng thì sẽ xuất hiện từ cổ đến chân với các mảng màu hồng, giới hạn không rõ ràng và có nhiều vảy nến phấn ở phía trên.
– Nếu là tổn thương đặc trưng sẽ thấy hình dạng tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 1 – 3cm; có sự phân định rõ rệt giữa phần rìa và trung tâm: Phần rìa có màu hồng, gờ cao, vảy phấn nhỏ; phần trung tâm màu vàng nhạt, da nhăn, hơi lõm.
– Sau 6 – 8 tuần phát bệnh thì có khả năng thuyên giảm và để lại các vết sẫm trên da.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng Gibert
Virus gây bệnh herpes sinh dục là nguyên nhân gây vảy nến phấn hồng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng Gibert tương đối khó khăn và không được rõ ràng.
– Trong đó, vảy nến phấn hồng Gibert liên quan đến chủng virus gây bệnh herpes sinh dục, nhất là ở tuyp HV6 và HHV7 chiếm tỷ lệ cao nhất.
– Với các trường hợp có tiền sử mắc bệnh lao, nấm mốc, nhiễm trùng, côn trùng,… mà không được thăm khám hỗ trợ điều trị kịp thời thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với nhóm còn lại.
– Yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh có thể phát triển nhanh hơn, nhất là vào mùa thu và đông.
Ảnh hưởng bệnh vảy nến hồng Gibert
Bệnh vảy nến phấn hồng Gibert có thể gây mất thẩm mỹ trên da
Trên thực tế, vảy nến hồng Gibert thuộc dạng lành tính và rất nhanh khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngoại khoa kịp thời. Ngược lại, nếu không đảm bảo được các yếu tố này sẽ gây ra những ảnh hưởng khôn lường như sau:
– Gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi thân nhiệt quá nóng.
– Các vảy phấn gây nên hiện tượng bong tróc da khiến người bệnh cảm thấy mất thẩm mỹ nên thường e ngại trong giao tiếp hàng ngày.
– Tế bào da dày hơn. Khi chúng bị tróc vảy có thể gây đau đớn nếu có va chạm mạnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hồng Gibert thế nào
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng Gibert hiệu quả, ban nên lưu ý đến triệu chứng lâm sàng và đến ngay các đơn vị y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất nhằm tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như nấm da, lang ben.
– Trên thực tế, vảy nến phấn hồng Gibert thường tự hết sau 6 – 8 tuần nên việc sử dụng nhóm thuốc Tây sẽ có tác dụng kiểm soát mầm bệnh lây lan ra khu vực lân cận, giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu.
– Việc kết hợp với nhóm thuốc Đông y có thành phần từ các nguồn thảo dược tự nhiên như kim ngân, nghệ, kinh giới,… nên mang lại tính an toàn và rất lành tính.
– Người bệnh cũng nên lưu ý sử dụng nhóm thuốc bôi ngoài để giúp da được mềm mại, tái tạo lớp niêm mạc nhanh chóng hơn.
– Tuy nhiên, dù hỗ trợ điều trị bệnh theo phương pháp nào, bạn cũng cần tuân tủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những biến chứng không đáng có về sau.