Home / Tin Tức Bệnh / Bệnh Da Liễu / Bệnh vảy nến ở chân, móng tay – Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bệnh vảy nến ở chân, móng tay – Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Vảy nến không chỉ xuất hiện nhiều trên mặt mà còn tấn công khá nhiều ở móng tay, chân. Nếu không được can thiệp ngoại khoa kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và sức khỏe người mắc. 

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, vảy nến xảy ra ở móng tay, chân rất dễ nhận biết và phân biệt với các chứng bệnh ngoài da khác.

– Tổn thương lúc này xuất hiện nhiều trên các đầu móng tay, móng chân với biểu hiện chính là móng bị biến dạng, sần sùi, thay đổi màu sắc, đôi khi kèm theo mủ và có cảm giác đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là mỗi khi lao động chân tây nhiều.

Biểu hiện bệnh vảy nến ở móng tay, chân

Khi vảy nến xuất hiện nhiều ở móng tay, móng chân sẽ có những đặc trưng như sau:

– Các vết lằn nổi nhiề trên bề mặt của móng, móng bị rỗ kèm theo nhiều vết màu trắng gạo.

– Màu sắc của móng bị chuyển sang vàng, nâu hoặc xanh trắng. Khi chạm vào có cảm giác hơi đau.

– Móng tay, chân dễ bị giòn và có dấu hiệu dày lên trông thấy. Nếu có hiện tượng nhiễm nấm thì dễ bị gãy dần sau đó.

– Móng của người bệnh bị lỏng dần, mụn mủ xuất hiện ở bên trong và có thể bị tách ra khỏi nền da thịt bất cứ lúc nào khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến xảy ra ở móng tay, chân

benh-vay-nen-xay-ra-o-mong-tay-chan-1

Bệnh vảy nến chủ yếu do di truyền

Bệnh vảy nến xảy ra ở móng tay, chân chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

– Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến hiện nay. Theo đó, khoảng 50% các trường hợp bị vảy nến nếu gia đình có cả bố và mẹ mắc bệnh; 16% có nguy cơ bị vảy nến nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh và nếu không có ai mắc thì tỷ lệ này chiếm 8%.

– Bên cạnh đó, vảy nến ở móng tay, móng chân cũng có thể xảy ra ở các trường hợp có yếu tố liên quan đến hệ miễn dịch khiến vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.

– Các yếu tố dị nguyên về môi trường sống của người bệnh, nhất là môi trường bị ô nhiễm, dị ứng hóa chất độc hại, nguồn nước sử dụng bẩn,… cũng có thể khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

– Dị ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, nhất là nhóm thuốc chống sốt rét, huyết áp; tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời thì nguy cơ mắc vảy nến ở tay, chân cũng cao.

Ảnh hưởng của bệnh vảy nến ở móng tay, chân

benh-vay-nen-xay-ra-o-mong-tay-chan-2

Vảy nến ở mức độ nặng có thể biến chứng đến xương khớp

Vảy nến xảy ra ở móng tay, chân tuy không phải chứng bệnh ác tính nhưng nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính thẩm mỹ.

– Người bệnh phải đối diện với nguy cơ mất đi tính thẩm mỹ trên bàn tay, bàn chân; móng bị đổi sang màu nâu, vàng; có nhiều lỗ rỗ, đường ngang hoặc các đốm trắng trên bề mặt móng.

– Bề mặt móng dày hơn.

– Khi móng tách rời khỏi nền móng sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

– Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng có thể gây biến chứng đến xương khớp, liệt khớp, ảnh hưởng đến vấn đề vận động hàng ngày.

Hỗ trợ trị bệnh vảy nến xảy ra ở móng tay, chân

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, khác với việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở những vùng da khác, móng tay móng chân có thời gian phục hồi khá lâu, do đó cần phải đầu tư thời gian và công sức.

– Hỗ trợ điều trị vảy nến bằng thuốc bôi ngoài để bôi lên móng tay, móng chân, những lớp da nền bị sừng dày để giảm đi triệu chứng của bệnh.

– Nhóm thuốc uống có chứa thành phần biotin, bepanthen cũng tăng cường kích thích mọc móng và cải thiện nhanh chóng, hiệu quả tình trạng móng bị biến dạng.

– Kết hợp với nhóm thuốc làm mỏng móng để lớp sừng tiêu đi, mang lại độ mềm mại cho móng.

– Hiện nay, hỗ trợ điều trị vảy nến bằng ánh sáng, nhất là tia cực tím sẽ tác động trực tiếp lên lớp móng bị tổn thương để tiêu diệt nhóm vi khuẩn ẩn lấp dưới vùng móng sừng, loại bỏ lớp sừng dày hiệu quả.

– Ngoài ra, người bệnh cũng nên đặc biệt chú ý thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng được tốt nhất.

Check Also

tieu-buot-ra-mau

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

–    Tiểu buốt ra máu là một biểu hiện của một số bệnh lý …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!