Home / Tin Sức Khỏe / Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

–   Bệnh tiểu đường được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng, người bị bệnh tiểu đường phải kiêng cữ rất nhiều thứ khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó khăn, bên cạnh đó bệnh tiểu đường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm tin sức khỏe mới

bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong-1

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng về thần kinh

–   Bệnh nhân có thể bị biến chứng tổn thương thần kinh: bệnh nhân bị giảm cảm giác, tê bì chân tay, cảm giác đau nóng khi di chuyển các cơ, yếu cơ, giảm khả năng tự chủ các dây thần kinh như nhịp tim, nhịp thở, mồ hôi,…

Tổn thương thận

–   Bệnh nhân bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao gây tổn thương tế bào vi mạch thận, làm giảm các chức năng của thận nếu để lâu sẽ dẫn đến suy thận.

Biến chứng về tim

–   Bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao, các biến chứng thường gặp khác như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim. Do  lượng đường trong máu cao dẫn đến mỡ trong máu tăng lên làm chậm dòng chảy của máu làm cho máu bơm lên tim không đủ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.

bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Nhiễm trùng

–   Những người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng như răng miệng, lợi, da, thận, bàng quang,…  lượng đường cao làm hẹp mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu  dẫn đến các vết thương trên cơ thể khó chữa lành và cần thời gian khá dài vì vậy rất dễ dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

Tổn thương mắt

–   Bệnh tiểu đường làm tổn thương các hệ thống mao mạch ở mắt làm cho võng mạc dễ bị tắt nghẽn, thính lực suy giảm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và có thể dẫn đến mù lòa.

Hạ đường huyết

–   Vì chế độ ăn uống của bênh nhận tiểu đường quá kiêng khem, hoặc sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết dẫn đến đường huyết bị tụt xuống quá mức cho phép dẫn đến các triệu chứng bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay.

Hôn mê

–   Đường huyết tăng cao dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hôn mê do nhiễm toan ceton biến chứng này rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Lưu ý cho người bị bệnh tiểu đường

–   Bệnh nhân bị tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý tránh các thực phẩm làm đường huyết tăng cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trên.

–   Khi bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên đo lượng đường huyết trong máu để có các biện pháp khắc phục khi lượng đường tăng cao.

–   Hiện nay có rất nhiều loại máy đo lượng đường huyết tại nhà bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng để kiểm soát lượng đường của bản thân

–   Không nên quá chủ quan về bệnh tiểu đường không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, nên tại khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để cân nhắc lượng đường trông máu và điều chỉnh lượng thuốc uống.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu rắt ban đêm là bị bệnh gì?

Check Also

141208-xet-nghiem-mau-660x372

Trước mang thai cần thực hiện đủ các xét nghiệm nào ?

Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm trước khi mang thai khoảng 3 tháng là lời …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!