Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới không chỉ thường gặp mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là một trong những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn.
Viêm niệu đạo ở nữ giới là căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng từ bên ngoài xâm nhập và gây viêm.
– Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 70% số người mắc bệnh là nữ giới. Nguyên nhân có thể do niệu đạo của chị em ngắn, gần hậu môn hơn nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
– Viêm niệu đạo ở nữ giới bao gồm viêm nhiễm do Trichomonas, nấm và khuẩn lậu.
– Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo ở chị em chủ yếu do:
Viêm niệu đạo có thể xảy ra trong thai kỳ bởi những áp lực đến bàng quang
+ Cấu trúc niệu đạo ngắn và vị trí gần hậu môn nên dễ bị xâm nhập khi vệ sinh không sạch sẽ.
+ Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi tử cung đàn hồi và gây áp lực đến bàng quang, ống niệu đạo. Khi đó, nước tiểu không thoát ra được, lâu ngày gây viêm nhiễm.
– Khi bị viêm niệu đạo, nữ giới thường gặp những hiện tượng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cụ thể như sau:
+ Khí hư ra nhiều, dạng mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
+ Vùng kín trở nên ngứa ngáy, đau rát, đặc biệt là khi chị em đi tiểu và quan hệ tình dục.
Thông thường, nếu nữ giới mắc bệnh viêm niệu đạo kéo dài không có sự hỗ trợ điều trị hoặc phương pháp thích hợp có thể gây ra những biến chứng như sau:
Viêm niệu đạo có thể lây nhiễm cho bạn tình
– Được xem là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm niệu đạo có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
– Có thể chị em không biết mình mắc bệnh hoặc lơ là việc dùng bao cao su khi quan hệ trong thời gian mắc bệnh.
– Nếu bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến bội nhiễm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bạn.
Viêm niệu đạo có thể gây viêm khớp
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, khi bị viêm niệu đạo, khi khuẩn có thể tấn công vào khớp gối và gây viêm khớp khi chị em không sớm tìm cách xử lý.
Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Em bé sinh ra từ người mẹ bị viêm niệu đạo có thể bị viêm kết mạc
– Thai phụ mắc bệnh viêm niệu đạo có thể gặp tình trạng sảy thai, sinh non bởi sự tấn công của vi khuẩn một cách nghiêm trọng.
– Hơn thế nữa, khi sinh ra qua đường âm đạo, em bé có nguy cơ cao bị viêm kết mạc.
Viêm niệu đạo tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khác
– Theo thống kê lâm sàng, các bệnh phụ khoa khác như viêm phần phụ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,… sẽ là biến chứng của viêm niệu đạo.
– Bởi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có thể tấn công đến những bộ phận này nếu viêm niệu đạo không sớm được hỗ trợ điều trị dứt điểm.
– Khi bị các bệnh lý phụ khoa này, chị em cảm thấy lo lắng, hoang mang, suy giảm chất lượng đời sống.
Nguy cơ vô sinh từ viêm niệu đạo
– Khi bị viêm niệu đạo nói riêng và các bệnh lý phụ khoa khác, nữ giới đều chịu đau đớn ở bộ phận sinh dục, hậu môn.
– Ảnh hưởng đến khoái cảm và hưng phấn tình dục, từ đó, một số trường hợp bị lãnh cảm.
– Ngoài ra, môi trường âm đạo lúc này có nguy cơ bị biến đổi, gây ra bất lợi đến chất lượng và thời gian sinh tồn của tinh trùng bên trong âm đạo. Do đó, việc thụ tinh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
– Chưa kể đến việc viêm niệu đạo lâu ngày sẽ lan rộng sang các vùng khác, ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy sinh sản của chị em.
Viêm niệu đạo ở nữ giới ảnh hưởng đến vùng viêm nhiễm
– Viêm niệu đạo khi chuyển đến giai đoạn mãn tính, các vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào niệu đạo.
– Từ đó, các ổ áp xe được hình thành và gây hiện tượng viêm nhiễm ở niệu đạo.
– Đây cũng chính là tác nhân khiến chị em mắc bệnh luôn có cảm giác tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rát, ngứa ngáy vùng âm đạo.
Vì vậy, nữ giới nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó, cải thiện chất lượng đời sống, sinh hoạt tình dục và sức khỏe sinh sản.