Để da bị lạnh, thiếu nước, tinh thần thường xuyên căng thẳng, sử dụng chất kích thích,… là những tác nhân dễ khiến bệnh vảy nến tái phát khuyên người bệnh cần cảnh giác sau hỗ trợ điều trị.
Là một trong những bệnh da liễu thường gặp, bệnh vảy nến là hiện tượng rối loạn tế bào da dẫn đến sự gia tăng quá mức làm xuất hiện nhiều tổn thương màu đỏ có nhiều vảy trên da.
Bệnh vảy nến có thể biến chứng viêm khớp, suy giảm chức năng thận …
– Xuất hiện rầm rộ vào mùa đông, cứ 50 người sẽ có 1 người mắc phải căn bệnh về da này. Nếu nhẹ, vảy nến chỉ xuất hiện ở một số vị trí như khuỷu tay, da đầu, đầu gối nhưng ở trường hợp nặng sẽ lan rộng ra toàn thân.
– Những người mắc bệnh vảy nến thường có tâm lý xấu hổ, tự ti ngại giao tiếp với những người xung quanh bởi mặc cảm về một cơ thể kém thẩm mỹ.
– Bệnh cạnh đó, bệnh để lâu có thể biến chứng nặng sang viêm da kèm gây tổn thương cho bộ phận nội tạng, viêm khớp, suy giảm chức năng thận,… thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, vảy nến là một căn bệnh khó chữa và có tỉ lệ tái phát rất cao. Do vậy sau hỗ trợ điều trị, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng lơ là và mắc phải những tác nhân khiến bệnh tái phát trở lại như sau:
Bệnh vảy nến tái phát do thời tiết
– Thời tiết giá lạnh của mùa đông, da dễ bị mất nước nên thường rất khô. Điều này khiến cho các tế bào thượng bì của da chết đi nhanh chóng hình thành nhiều vảy.
– Do vậy để phòng ngừa vảy nến tái phát, người bệnh cần thường xuyên giữ ấm và uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất đi cho da vào mùa đông.
– Bệnh cạnh đó, khi thời tiết quá nóng và thường xuyên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vùng da từng bị vảy nến khiến các lớp biểu bì da non yếu bị tổn thương cũng chính là tác nhân khiến bệnh tái phát.
Da bị tổn thương khiến bệnh vảy nến tái phát
– Bệnh cạnh những yếu tố trên thì tình trạng da bị tổn thương sau hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến cũng có thể là nhân tố dẫn đến tái phát.
– Thường thì bệnh vảy nến tái phát sau khoảng từ 2 – 6 tuần khi da mắc phải những chấn thương như trầy, bị cọ xát với quần áo, cháy nắng, phát ban do thuốc hoặc virus.
– Bên cạnh đó, tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể khiến bệnh vảy nến quay trở lại.
Thường xuyên bị căng thẳng khiến bệnh vảy nến tái phát
– Theo nghiên cứu, tinh thần thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng chính là tác nhân khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng, đồng thời gây ra tái phát về sau.
– Bởi tinh thần căng thẳng thường phản ứng rất chậm với các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Điều này làm giảm hiệu quả các tác dụng điều trị nên vảy nến rất khó khỏi hẳn.
– Do vậy, yếu tố này cũng khiến cho bệnh vảy nến dễ dàng quay trở lại nếu không được khắc phục kịp thời.
Bệnh vảy nến tái phát do tác dụng phụ từ một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc chữa sốt rét, bệnh tim, tăng huyết áp … có thể khiến bệnh vảy nến tái phát
– Trong những loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như rối loạn lưỡng cực, sốt rét, bệnh tim, tăng huyết áp, viêm khớp, gout có chứa những thành phần khiến bệnh vảy nến tái phát.
– Nếu sau khi hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, người bệnh sử dụng thuốc để chữa những một trong những căn bệnh trên đang mắc phải thì rất có nguy cơ bị tái phát vảy nến.
– Do vậy, người bệnh nên tham khảo và tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình hỗ trợ điều trị bệnh để phòng ngừa tốt bệnh vảy nến, đồng thời chữa khỏi bệnh lý đang mắc phải.
Bệnh vảy nến tái phát do sử dụng chất kích thích
– Trong café, bia, rượu, thuốc lá,… có tồn tại nhiều chất kích thích rất độc hại là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm rối loạn quá trình hình thành và chết đi của tế bào da. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho bệnh vảy nến tái phát.
– Cũng theo nguyên cứu cho biết, sử dụng chất kích thường xuyên làm tăng nguy cơ tái phát vảy nến lên gấp 3 lần so với bình thường.
– Vì thế, khuyên người bệnh sau hỗ trợ điều trị vảy nến nên thay đổi thói quen ăn uống và không nên sử dụng những đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích.
Qua những nguyên nhân khiến bệnh vảy nến tái phát trên, mong rằng người bệnh cần đề cao cảnh giác sau hỗ trợ điều trị để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe làn da của chính mình. Ngoài ra, ngay khi phát hiện bệnh tái phát thì hãy nhanh chóng đến cặp bác sĩ chuyên khoa để khắc phục kịp thời.