Home / Luật LawKey / Đăng ký tạm trú và những quy định của pháp luật

Đăng ký tạm trú và những quy định của pháp luật

dang-ky-tam-tru

Như thế nào là thủ tục đăng ký tạm trú? Tại sao phải đăng ký tạm trú? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây qua những tư vấn của một công ty luật uy tín tại Hà Nội

Về đăng ký tạm trú

Vì theo quy định tại khoản a điểm 1 điều 8 nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 , cá nhân chủ hộ gia đình không thực hiện đúng luật đăng ký tạm trú tạm vắng thì bị phạt tiền từ 100-300 nghìn đồng. Vì khi di chuyển sang nơi ở mới một cách ngắn hạn hoặc lâu dài, bạn cần khai báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để giám sát, quản lý cũng như kiểm tra đảm bảo trật tự an toàn xã hội của địa phương và cho chính bản thân bạn. Do vậy, để thực hiện lối sống văn mình tuân thủ pháp luật và không bị phạt tiền thì bạn hãy tranh thủ đăng ký tạm trú khi chuyển đến nơi ở mới.

 

Khi bạn và gia đình bạn có con nhỏ cần đăng ký học tập tại địa phương , cần tiêm chủng các chương trình cho trẻ em, cho cụ già ….. bạn cần phải có sổ tạm trú. Và đây cũng là điều kiện để bạn tích lũy thời gian để sau này đủ điều kiện làm sổ hộ khẩu

Bạn sẽ được sự quan tâm của địa phương khi có các chính sách của nhà nước, chính sách xã hội. Bạn cũng yên tâm công tác và hưởng các lợi ích và chính sách địa phương nơi bạn tạm trú.

 

Vậy thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào? Cần những giấy tờ gì? 

Căn cứ tại Điều 30 Luật cư trú về thủ tục đăng ký tạm trú được quy định như sau:

Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy  tạm trú chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an tạm trú xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu tạm trú, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý tạm trú bằng văn bản.

 

Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

 

Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:

Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

Nếu bạn có những khúc mắc về vấn đề đăng ký tạm trú tạm vắng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi! Công ty chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế nhanh chóng, thuận tiện với giá cả phải chăng nhất

 

Check Also

yeu-to-xam-pham-doi-voi-nhan-hieu

Yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu

Theo bạn thì những yếu tố nào bị coi là xâm phạm đối với nhãn …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!