Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua sự khác nhau
Ngoài những điểm giống nhau như đã phân tích ở trên, phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại sẽ được rõ ràng hơn dựa trên vị trí xuất hiện các búi trĩ và dấu hiệu lâm sàng của bệnh, cụ thể như sau:
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua biểu hiện lâm sàng
– Diễn tiến của bệnh trĩ nội thường liên quan trực tiếp đến sự phình gập của hệ thống tĩnh mạch và giãn ra, từ đó tạo thành các búi trĩ nằm ở phía trên của đường lược. Người bệnh có thể nhận biết qua dấu hiệu mềm, màu đỏ và dễ chảy máu khi bị va chạm hoặc vận động mạnh.
– Nếu trĩ nội liên quan đến hiện tượng xơ hóa, nhất là táo bón sẽ khiến cho các sợi mô tăng sinh tạo thành, có dấu hiệu dễ bị lòi ra ngoài hậu môn, khó chảy máu.
Các giai đoạn phát triển bệnh trĩ nội
Xem thêm:
- Bị mắc bệnh trĩ do táo bón lâu ngày
- Hỏi bệnh trĩ có di truyền không
– Bệnh trĩ nội thường kéo dài qua 4 giai đoạn:
+ Trĩ nội độ 1: Hệ thống tĩnh mạch mới giãn nhẹ ra, đội lớp niêm mạc lên và lồi vào thành của trực tràng. Các búi trĩ lúc này xuất hiện bên trong ống hậu môn nên rất khó nhận biết, thường chỉ phát hiện khi đi đại tiện có chảy máu kèm theo.
+ Trĩ nội độ 2: Lúc này, tĩnh mạch giãn nhiều khiến các búi trĩ to hơn, xuất hiện tình trạng sa búi trĩ dạng nhẹ, nằm thập thò ở bên trong hậu môn, nhất là mỗi khi đi đại tiện và có thể tự co lại sau đó.
+ Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ sa hẳn ra phía ngoài của cơ thắt hậu môn khi đi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động nhiều, các búi trĩ rất khó có thể tự co lại và phải cần đến sự trợ giúp của tay.
+ Trĩ nội độ 4: Búi trĩ xuất hiện thường trực ở bên ngoài hậu môn, khi dùng tay tác động cũng rất khó có thể đẩy hoàn toàn vào bên trong.
– Nếu là trĩ ngoại thường liên quan đến sự tắc nghẽn hệ thống tĩnh mạch và gây nên hiện tượng chảy máu. Tại mép hậu môn sẽ hình thành nên những cụ trĩ nhỏ khiến người bệnh có cảm giác đau tức mỗi khi đi đại tiện.
– Bên cạnh đó, trĩ ngoại cũng có thể do tĩnh mạch bị phình hoặc do triệu chứng viêm nhiễm ở các nếp gấp hậu môn.
– Các giai đoạn phát triển trĩ ngoại:
+ Trĩ ngoại độ 1: Người bệnh nhận thấy những mẩu thịt thừa lòi ra ngay ở phía ngoài rìa hậu môn.
+ Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ có thể lòi hẳn ra ngoài, búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu tím sậm, gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu.
+ Trĩ ngoại độ 3: Các búi trĩ gây ra tình trạng tắc nghẽn, chảy máu tại hậu môn.
+ Trĩ ngoài độ 4: Xuất hiện tình trạng lở loét, nhiễm trùng tại hậu môn khiến người bệnh bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua vị trí các búi trĩ
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh rằng, muốn phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, trước hết cần căn cứ vào vị trí xuất hiện của các búi trĩ.
– Nếu là trĩ nội, búi trĩ thường xuất hiện nhiều ở phía trên đường lược, lúc này bề mặt của trĩ là những lớp niêm mạc của ống hậu môn, không chứa những sợi dây thần kinh cảm giác.
– Vì trĩ nội thường xuất hiện âm thầm, khó nhận biết ở bên trong hậu môn nên rất khó có thể phát hiện ra bệnh. Đa phần người bệnh chỉ nhận thấy mình có nguy cơ mắc trĩ nội khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi đại tiện.
– Với các trường hợp mắc trĩ ngoại, các búi trĩ lúc này xuất hiện nhiều hơn ở phía dưới đường lược hậu môn. Bề mặt các búi trĩ là các biểu mô lát tầng và có các sợi dây thần kinh cảm giác.
– Bệnh trĩ ngoại thường do các đám rối tĩnh mạch suy giãn, các búi trĩ luôn nằm ở bên ngoài hậu môn nên người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua sự giống nhau
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, trĩ nội và trĩ ngoại, nhóm bệnh lý về trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn, có khi là lối ra của trực tràng hoặc sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch trên, tĩnh mạch dưới.
– Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính khác nhau, nhất là những người bị táo bón kinh niên, chế độ dinh dưỡng không khoa học, thường xuyên ngồi nhiều, lười vận động, phụ nữ mang thai hoặc do tuổi tác,…
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu
– Cả trĩ nội và trĩ ngoại nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của người bệnh, khó khăn mỗi khi đi đại tiện, thiếu máu, viêm nhiễm đến hậu môn – trực tràng, nhiễm trùng máu, viêm nhiêm cơ quan sinh dục lân cận, với các trường hợp bệnh nặng sẽ gây ung thư hậu môn,…
– Trước những biến chứng khôn lường của bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị bằng thuốc, thuốc bôi hoặc can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa như kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH, HCPT,… là điều cần thiết nhất nhằm loại bỏ các búi trĩ an toàn, hiệu quả, không gây tổn thương đến hậu môn.
Bài viết hay:
- Những mẹo vặt hay giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
- Những bí quyết giúp giảm cơn đau bệnh trĩ hiệu quả nhất