Home / Tin Tức Bệnh / Bệnh Dạ Dày Bao Tử / Nguyên nhân và mối nguy hiểm của trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân và mối nguy hiểm của trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề thường gặp về hệ tiêu hóa, nhất là trong những tháng đầu của cuộc đời. Nếu không được đặc biệt chú ý sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé.

– Thống kê lâm sàng cho thấy, khoảng 50% trẻ có nguy cơ bị mắc chứng trào ngược dạ dày trong 3 tháng đầu đời, đến thời điểm 4 tháng tuổi, con số này tăng lên 67%; khi trẻ bước sang tháng thứ 8, 85% trẻ từng mắc bệnh sẽ giảm nhanh triệu chứng.

– Khi bước qua giai đoạn 1 tuổi, đa số trẻ sẽ tự hết dần, chỉ khoảng 5% trong số đó vẫn có dấu hiệu trào ngược tiếp tục sau đó.

Sự nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

nguy-hiem-cua-benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-nho-2

Trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ nếu không được thăm khám, phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như sau:

– Nôn trớ, quấy khóc, chán ăn, biếng ăn,… là một trong những mối nguy hiểm thường trực khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài và tái diễn nhiều lần sẽ tăng nguy cơ thiếu cân, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng.

– Viêm đường hô hấp cũng là một trong những ảnh hưởng khôn lường của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. Điều này được giải thích do lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm trẻ có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua.

– Hơn nữa, khi niêm mạc cổ họng bị tổn thương sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hơn, nhất là viêm mũi họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi, khan tiếng,…

– Với các trường hợp trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, nguy cơ trẻ bị viêm loét hệ thống thực quản, xuất huyết thực quản do nồng độ axit trong dạ dày bị ăn mòn sẽ nhanh hơn khiến quá trình nuốt thức ăn gặp khó khăn.

– Không ít trẻ bị sẹo ở dạ dày, thực quản khi bệnh tái diễn nhiều lần. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chít hẹp thực quản.

– Trước những biến chứng khôn lường của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ như đã kể trên, các bậc cha mẹ nên lưu ý những kiến thức để chăm sóc bé được tốt nhất như cho bé ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa được thích nghi hơn với việc xử lý thức ăn.

– Cho trẻ bú mẹ đúng tư thế, chế biến thức ăn ở dạng lỏng, sệt; không nên để bé nằm ngay sau khi ăn. Tư thế ngủ tốt nhất là để đầu cao hơn so với giường khoảng 30 độ.

– Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ trào ngược dạ dày như nước cam, quýt, bưởi, tỏi, hành, nước sốt cay nóng,…

– Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, các bậc cha mẹ nên đưa con đến các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín nhất để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời nhất.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

– Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ xảy ra do thức ăn và dịch vị trong dạ dày đi ngược từ dạ dày lên thực quản, từ đó gây ra hiện tượng trẻ bị nôn, trớ ngay sau khi ăn.

– Bệnh lý này rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính được xác định bao gồm:

nguy-hiem-cua-benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-nho-1

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

– Thứ nhất, do bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển chưa toàn diện. Lúc này, dạ dày của trẻ vẫn còn ở vị trí nằm ngang, cao hơn so với mức bình thường mà chưa nằm dọc như ở người lớn.

– Thứ hai, bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ xảy ra cũng do một phần không nhỏ của hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của cơ co thắt dạ dày chưa hoạt động ở mức ổn định. Theo đó, thay vì co thắt lại để đầu dạ dày được đóng kín nhằm diễn ra quá trình co bóp thức ăn thì bộ phận này lại mở ra khiến thức ăn và cả dịch vị tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược lên.

– Thứ ba, với trẻ ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu ở dạng chế biến lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn xong, thức ăn rất dễ bị lọt qua khe hở dạ dày và gây nên chứng trào ngược.

– Thứ tư, nếu các bà mẹ không có nhiều kiến thức chăm con, cho bé bú mẹ hoặc bú bình ở tư thế không đúng trong một thời gian dài cũng rất dễ gây nên bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ. Trường hợp này còn xảy ra nhiều hơn khi mẹ có thói quen đặt bé nằm ngửa ngay sau khi ăn.

– Thứ năm, nhiều nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra, trẻ bị viêm dạ dày, nhiễm trùng toàn thân, bại não,… cũng có thể tác động trực tiếp đến chức năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, từ đó tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Check Also

tieu-buot-ra-mau

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

–    Tiểu buốt ra máu là một biểu hiện của một số bệnh lý …

One comment

  1. Mình nên làm gì để phòng tránh cho trẻ không bị trào ngược dạ dày ạ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!