Bệnh tổ đỉa nếu không sớm hỗ trợ điều trị sẽ tiến triển mãn tính, dễ tái phát với các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ làm giảm chất lượng đời sống và sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh tổ đỉa là gì ?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, nấm tổ đỉa, chính là một thể đặc biệt của Eczema – bệnh ngoài da thường gặp nhưng chỉ xảy ra ở lòng bàn tay, rìa ngón tay, lòng bàn chân, rìa ngón chân.
– Biểu hiện thường gặp của bệnh chính là các mụn nước và nốt phồng rộp dưới da, rất khó vỡ và gây ngứa ngáy, đau đớn khó chịu ở người bệnh.
Tổ đĩa là bệnh ngoài da gây ra các mụn nước hoặc nốt phồng dưới da
+ Bên cạnh đó, nếu gãi nhiều, các vết này có thể bị vỡ ra và làm chất lỏng ở bên trong chảy ra ngoài – chính là huyết thanh tích tụ. Sau đó, các vết này sẽ tạo vảy, hình thanh lỗ nhỏ rất khó lành và khiến người bệnh đau đớn vô cùng.
+ Các mụn nước ban đầu rất nhỏ nhưng sau đó có thể lặn đi và liên kết thành một mụn nước lớn hơn.
+ Ở những vị trí bị tổn thương trên ngón tay và ngón chân của người bệnh cũng xuất hiện vết rỗ khiến da bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
– Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác nhận rõ ràng, tuy nhiên, các nhà y khoa đã nghiên cứu ra một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bệnh, cụ thể như sau:
+ Dị ứng với các hóa chất có trong nước tẩy rửa, xà phòng, xăng và dầu,…
+ Bị nhiễm vi khuẩn, vi trùng từ môi trường sống bị ô nhiễm: không khí hoặc nước, đặc biệt là tụ cầu vàng.
+ Ăn những loại thực phẩm có mang mầm bệnh, đặc biệt là hải sản, thực phẩm lên men.
Bệnh tổ đỉa có thể gây ra những biến chứng như thế nào?
– Giống như bệnh eczema, việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa thường rất khó khăn bởi có sự kết hợp của yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng.
– Phần lớn, các triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 2 – 4 tuần và không để lại biến chứng gì. Nhưng đây là một căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát khi gặp những điều kiện thuận lợi.
– Khi bệnh tổ đỉa tái phát nghiêm trọng sẽ khiến bạn bị loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, mất độ bóng, trở nên sần sùi, dày và có thể đổi màu vĩnh viễn.
– Đối với những bệnh nhân có thói quen chà xát, gãi mạnh và nhiều hoặc dùng kim chích mụn nước thì khi vỡ ra sẽ gây sưng tấy, nổi hạch kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài.
Khi bị tổ đỉa, người bệnh có thể sẽ tự ti, mặc cảm vì những tổn thương trên da
– Nếu người bệnh chăm sóc vết thương không đúng cách có thể sẽ bị bội nhiễm và gây mụn mủ, vảy tiết, viêm mô tế bào hoặc viêm hạch bạch huyết.
– Để tránh được những trường hợp này, khi bị tổ đỉa, người bệnh không được nặn, chọc lễ hoặc bóc vảy, gãi mạnh và cần chú ý vệ sinh da một cách sạch sẽ.
– Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh như xăng, dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa,…
– Bạn nên ngâm và rửa tay chân với thuốc đặc trị pha loãng kết hợp với thuốc kháng sinh uống, bôi để khắc phục các tổn thương một cách hiệu quả.