Bệnh vảy nến nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị khỏi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ trên da mà còn có thể di truyền sang con cái hoặc các thế hệ sau.
– Vảy nến thuộc chứng bệnh da liễu với biểu hiện chính là xuất hiện nhiều vùng da đỏ, trắng bạc hoặc hồng, da bong lên như hình vảy nến và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tổn thương có giới hạn xác định nhưng kích thước và mật độ không cố định.
– Đa phần vảy nến thuộc chứng bệnh tự miễn, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởng thành, thường khởi phát nhiều nhất ở độ tuổi 20 – 30.
Bệnh vảy nến có khả năng di truyền
Bệnh vảy nến có khả năng di truyền qua các thế hệ tương đối cao
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều yếu tố khiến bệnh vảy nến bùng phát như nhiễm khuẩn, ảnh hưởng của thuốc, yếu tố tâm lý,… trong đó yếu tố di truyền chiếm một tỷ lệ cao nhất.
– Đã có rất nhiều nghiên cứu về khuynh hướng di truyền của bệnh vảy nến và cho kết quả như sau: Có đến 50% bệnh phát triển nếu anh chị em hoặc cả bố mẹ đều bị mắc bệnh; nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị thì con số này còn khoảng 16%; nếu không ai mắc bệnh thì tỷ lệ này là 8%.
– Với các trường hợp sinh đôi cùng trứng, bệnh vảy nến có tỷ lệ di truyền lên đến 60 – 90%, trong khi đó, ở các cặp sinh đôi khác trứng chỉ chiếm 20%.
– Bên cạnh đó, có đến 10.6% bệnh vảy nến xảy ra ở các anh chị em ruột; 4.2% cô, di, chú, bác; 1.4% ở anh, chị, em họ của người mắc vảy nến.
– Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, giới tính cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh vảy nến. Trong đó, phụ nữ có khuynh hướng phát triển bệnh sớm hơn nam khoảng 3.5 năm với độ tuổi trung bình mắc bệnh là 28.68%.
– Ở trẻ em, tuổi khởi phát bệnh ở bé gái từ 5 – 9 tuổi, bé trai khoảng 15 – 19 tuổi. Với nhóm dân số lớn tuổi hơn, thời điểm khởi phát bệnh lại thường liên quan đến kiểu hình và gen di truyền.
– Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất kỳ ai cũng có yếu tố di truyền mắc bệnh vảy nến. Một người có mắc bệnh vảy nến hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, nhiễm khuẩn, môi trường, sử dụng nhóm chất kích thích có hại cho sức khỏe,…
– Với các trường hợp mắc bệnh vảy nến do yếu tố di truyền cần đặc biệt chú ý tránh để sang chấn tâm lý, nhiễm khuẩn nặng, dị ứng thời tiết, thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học thì vẫn có khả năng không mắc bệnh.
Những kiến thức phòng tránh bệnh vảy nến
Uống nhiều nước cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả
Bệnh vảy nến nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ can thiệp ngoại khoa kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tiểu đường, tổn thương xương khớp, mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, suy giảm hệ miễn dịch cũng như chất lượng cuộc sống.
– Để phòng tránh những yếu tố nguy cơ này, người bệnh nên đặc biệt lưu ý áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh, nhất là không nên lạm dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá,…
– Bổ sung nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Chú ý uống nhiều nước để duy trì tốt các hoạt động sống vừa giúp phòng ngừa vảy nến hiệu quả.
– Hàng ngày nên vận động cơ thể nhẹ nhàng, hạn chế căng thẳng, stress, không thức khuya để tinh thần được thoải mái, giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Khi thấy các dấu hiệu trên da, nhất là hiện tượng da bong tróc, tổn thương nên thực hiện các xét nghiệm xem có phải bệnh vảy nến hay không để có phác đồ hỗ trợ điều trị kịp thời.