Táo bón kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là gì? Mẹ có nên sử dụng thuốc trị táo bón không và cần lưu ý gì? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc này.
Khốn khổ vì con táo bón lâu ngày
Tinsuckhoemoi.com đưa tin, từng đưa con đi khám đủ các bệnh viện Nhi tại TP Hồ Chí Minh, chị Hương (quận 5) đau lòng khi thấy con ốm yếu xanh xao vì táo bón kéo dài. Chị chia sẻ: “Bé nhà mình 3 tuổi mà táo bón 2 năm nay rồi, cho con đi khám đủ nơi, uống đủ loại thuốc mà tình trạng chỉ thuyên giảm một thời gian rồi lại bị lại. Con cứ 4,5 ngày mới đi cầu một lần, phân cứng và to như người lớn, mỗi lần đi là phải rặn dữ lắm, nhiều lúc thương con chị phải bơm thụt nhưng cũng không dám dùng nhiều vì sợ con lệ thuộc thuốc.”
Không chỉ mình con chịu đau đớn, khổ sở, cuộc sống của cả gia đình cũng bị ảnh hưởng không ít. “Con như vậy mình cũng chẳng yên tâm đi làm, cứ được lúc lại nhấp nhổm gọi hỏi bà xem bé Min hôm nay có đi được không, bà có cho con ăn đủ rau xanh không. Rồi mỗi lần con kêu buồn “ị” là cả nhà lại thấp thỏm chờ ngoài cửa xem con có rặn ra được không. Khổ lắm ghê em ơi, trước bà nội chưa lên còn trách chị sao chẳng biết chăm con gì để con bị táo bón vậy. Bà lên rồi mới biết trường hợp của Min đúng là khó xơi thật!” – Chị Hương buồn rầu chia sẻ.
Không chỉ chị Hương, hàng ngàn bà mẹ trên khắp Việt Nam cũng đang gặp phải tình trạng tương tự, có những gia đình thậm chí còn lâm phải những tình huống “dở khóc dở cười”.
Chị Thêu (Bình Dương) chia sẻ: “Ôi nhắc đến táo bón của con thì có nhiều chuyện lắm em ơi, Chả là cu Bi nhà chị táo bón nửa năm nay, đi cầu khó khăn lắm, nên chị hay khuyến khích bé mỗi lần đi cầu được là mẹ sẽ thưởng cho 1 món đồ chơi. Hôm nhà đang có khách, Bi mang cả cái bô vừa đi được ra phòng khách đòi mẹ quà, lúc ấy không biết nên khóc hay nên cười nữa”.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài ở trẻ
Vậy do đâu mà trẻ lại táo bón kéo dài nhiều đến vậy? Và tại sao táo bón lại thường tái phát?
Có hai nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ:
Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Thường chỉ chiếm tỉ lệ rất ít trong các nguyên nhân gây táo bón, bao gồm: các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh. Ngoài ra, còn do trẻ bị hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.
Nguyên nhân cơ năng: Chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống, cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín, ăn canh chỉ ăn nước không ăn rau), pha sữa không đúng theo công thức (quá đặc), ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón ở trẻ như ảnh hưởng của việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho… khi trẻ ốm. Hoặc do yếu tố tâm lý, nhất là trẻ nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ hay nhịn đại tiện do sợ bẩn, ngại xin phép cô giáo,…
Trẻ dưới 7 tuổi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, do đó con rất dễ tái phát táo bón khi có tác động dù đã điều trị khỏi sau một đợt táo bón.
Một số loại thuốc trị táo bón cho trẻ
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống táo bón để giúp bé đi ngoài bình thường trở lại. Thuốc sử dụng hàng ngày giúp trẻ táo bón đi tiêu phân mềm, không đau, phục hồi thói quen vệ sinh đều đặn. Mục tiêu là giúp bé đi tiêu hàng ngày, không bị cảm giác khó chịu, không bị són phân ra quần. Cần dùng thuốc đều đặn trong một thời gian dài (thường là 3-6 tháng) mới mang lại kết quả. Sau đây là một số loại thuốc trị táo bón dành cho trẻ:
Nhóm thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)
Nhóm thuốc này chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.
Ví dụ Methylcellulose (biệt dược – Citrucel). Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ nước như chỉ dẫn.
Nhóm thuốc làm mềm phân
Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
Ví dụ parafin lỏng, docusate (Nogarlax). Parafin lỏng có thể để lại vết dầu trên quần lót, nhất là nếu dùng lâu với liều cao.
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
Ví dụ: – Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax).
– Macrogol /Polyethylene glycol (Forlax), glycerin (Rectiofar bơm hậu môn).
Polyethylene glycol thường phát huy tác dụng sau 24 giờ nhưng đôi khi phải mất vài ngày.
Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.
Ví dụ: Bisacodyl (Dulcolax). Nhóm này thường chỉ được chỉ định khi các nhóm ở trên không có hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại men tiêu hóa, chất xơ, thuốc làm mềm phân chỉ điều trị triệu chứng mà không chữa tận gốc, loại bỏ nguyên nhân nên trẻ dễ bị tái đi tái lại. Đối với các loại thuốc xổ trị táo bón thì lại có thể gây mất nước, tổn thương đường ruột và rối loạn điện giải. Thuốc bơm, thuốc thụt làm đại tràng tăng kích thích đẩy phân ra ngoài, trong khi phân còn quá cứng và khuôn phân to. Đại tràng phải làm việc miễn cưỡng dẫn tới rách miệng hậu môn, gây chảy máu đỏ tươi. Vết thương nếu không được vệ sinh cẩn thẩn dễ bị nhiễm trùng, lở loét, gây đau đớn… Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần tránh lạm dụng thuốc trị táo bón cho trẻ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Giải pháp toàn diện giúp đánh bay táo bón kéo dài ở trẻ
Điều trị táo bón ở trẻ là một “cuộc chiến” lâu dài và cha mẹ không nên quá nóng vội. Việc sử dụng các loại thuốc tây y chỉ là giải pháp tạm thời, giải quyết tình trạng táo bón cấp tính ở trẻ. Trước thực tế đó, xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 100% thảo dược tiêu chuẩn hóa Châu Âu.
Thực phẩm này có thành phần gồm: Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus), Dịch chiết quả Mận (Prunus domestica), Dịch chiết quả Táo tây (Malus domestica), Dịch chiết cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric), Inulin, Pectin Táo. Đây là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại Châu Âu (GMP, ISO 9001:2008; ISO 13485:2012; ISO 22000:2005) từ các nguồn thảo dược tiêu chuẩn hóa EU nên phù hợp cho những đối tượng yêu cầu có độ an toàn cao như trẻ nhỏ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 100% thảo dược tiêu chuẩn hóa Châu Âu giúp giảm táo bón cho trẻ
Sản phẩm giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón ở trẻ, bổ sung chất xơ hòa tan tự nhiên, cho bé đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt. Bổ sung các vitamin và khoáng chất tự nhiên từ thực vật cho trẻ. Sản phẩm được bào chế ở dạng đậm đặc, hương thơm tự nhiên, vị ngọt thảo dược. Sản phẩm an toàn, không mất cân bằng điện giải.
Đối tượng sử dụng: Trẻ bị táo bón, tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, hấp thu kém.
Cách dùng:
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Dùng 1-3 thìa cà phê (5-15ml) một lần, mỗi ngày dùng 1-2 lần, tùy theo mức độ táo bón. Có thể sử dụng trước khi đi ngủ tối để tập thói quen đi vệ sinh buổi sáng sớm cho trẻ. Hiệu quả có thể xuất hiện sau 2 tiếng sử dụng.
Trẻ dưới 2 tuổi: Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng, có thể dùng đến 10ml mỗi ngày.
Có thể uống trực tiếp hoặc hòa với nước, các loại thức uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước trái cây…).
Xem thêm tại: https://hettaobonkeodai.com