Vảy nến phấn trắng, chứng bệnh ngoài da có tên khoa học là Pityriasis Alba với biểu hiện chính là những tổn thương bên ngoài cơ thể nhưng không rõ ràng với nhiều kích thước khác nhau, da giảm sắc tố, có những vảy bong tróc, dính một nửa trên da.
Đa phần các trường hợp bị vảy nến phấn trắng ở vùng chân, tay, lưng, mặt,… khiến người mắc có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất đi tính thẩm mỹ trên da nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn trắng
Vảy nến phấn trắng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây nên. Cụ thể như sau:
– Bệnh có thể xảy ra do ảnh hưởng bất thường của thời tiết, nhất là trong thời gian chuyển mùa, làn da sẽ có những biến đổi phức tạp. Nếu thời tiết quá nóng bức hoặc quá ẩm cũng có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn.
– Một số loại hóa chất, mỹ phẩm có tính dị ứng cao, nhất là xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc mà sử dụng cũng có thể khiến da bị nổi sẩn, ửng đỏ.
– Cơ địa làn da cũng có thể là một trong những yếu tố gây nên bệnh. Theo đó, với những người có cấu trúc làn da khô sẽ dễ bị nhiễm vảy nến phấn trắng hơn.
– Với các trường hợp có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến dị ứng da, chàm thể tạng hoặc hen suyễn kéo dài thì cũng rất dễ bị mắc bệnh.
Biểu hiện bệnh vảy nến phấn trắng
Khi bị vảy nến, da sẽ nổi đỏ, dễ bị bong tróc
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vảy nến phấn trắng mới đầu rất khó nhận biết, nhưng đến khi có những biểu hiện rõ ràng thì gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.
– Nếu vảy nến phấn trắng xuất hiện ở trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra nhiều ở vùng mặt, nhất là hai bên má và rất dễ bị nhầm lẫn với lang ben. Quan sát thấy vùng da bị nổi mẩn đỏ, thay đổi sắc tố da, da bị mẩn ngứa, khó chịu.
– Đối với người trưởng thành, vảy nến phấn trắng thường xuất hiện thành từng đám da màu đỏ với hình dạng, kích thước khác nhau. Trên bề mặt da có nhiều vảy bong tróc và có hiện tượng dính một nửa trên da.
– Vảy này có thể dày lên và dính lại với nhau nhiều hơn theo thời gian và gây nên bệnh.
– Ở giai đoạn đầu, da có dấu hiệu ửng đỏ từng mảng. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, vảy phấn trắng xuất hiện nhiều và khiến da dày hơn. Từ đó, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tăng theo.
Ảnh hưởng bệnh vảy nến phấn trắng
Bệnh vảy nến phấn trắng khiến người mắc mất đi tính thẩm mỹ trên da
Vảy nến phấn trắng tuy không gây nguy hại đến tính mạng người mắc nhưng nếu không được thăm khám sớm sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như sau:
– Với trẻ nhỏ, vảy nến phấn trắng gây tổn thương đến lớp da bên ngoài, bong tróc vảy trắng nhẹ. Tuy nhiên, cần được lưu ý trị sớm để tránh tình trạng khi trẻ lớn lên sẽ tự ti về bản thân.
– Đa phần các trường hợp mắc bệnh vảy nến phấn trắng đều khiến vùng da bị nổi đỏ, kích thước có thể từ vài mm đến vài cm.
– Vảy da xuất hiện nhiều hơn, dễ bong, vẩy tái tạo nhanh, ngứa ngáy và có thể gây tổn thương ở móng.
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, vảy nến hầu hết là lành tính trừ một số thể nặng như thể mủ, đỏ da toàn thân hoặc thể khớp.
Điều trị bệnh vảy nến phấn trắng
– Hiện nay, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn trắng chủ yếu là thuốc Tây, nhất là nhóm thuốc bạt sừng, giảm ngứa.
– Ngoài ra, có thể kết hợp với thuốc bôi ngoài, thuốc dạng uống để tăng liều lượng cũng như hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.
– Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
– Người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý không nên chà xát lên vùng da bị tổn thương quá mạnh, không bóc vảy da, lựa chọn trang phục thoáng mát, rộng rãi, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, hạn chế sử dụng mỹ phẩm, xà bông tắm.
– Nên vệ sinh vùng da bị tổn thương cẩn thận, cắt móng tay sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn khi gãi ngứa.
– Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý qua khẩu phần ăn hàng ngày, vận động cơ thể để tăng cường sức đề kháng