Dị ứng cơ địa có thể được thăm khám và hỗ trợ điều trị bằng Tây y hoặc kết hợp với cả Đông y để người bệnh chấm dứt ngứa, đau đơn, nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm,…
– Dị ứng cơ địa là tình trạng có thể xảy ra từ nhỏ, là sự phản ứng của cơ thể đối với các yếu tố được hệ miễn dịch đánh giá là dị nguyên có hại, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, ăn hải sản, đậu phộng, tiếp xúc với lông vật nuôi,…
– Nguyên nhân gây bện dị ứng cơ địa có liên quan đến sự rối loạn miễn dịch.
+ Hệ miễn dịch của người bình thường sẽ tiết ra các kháng thể để chống lại những vật thể được đánh giá là dị nguyên gây hại, đó là các globulin IgG, IgM, IgD và IgA.
+ Trong khi đó, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ sản xuất ra nhiều IgE – kháng thể sản sinh ra hóa chất Histamine – nguyên nhân gây dị ứng cơ địa.
IgE được hệ miễn dịch sản xuất quá nhiều khiến cơ thể dễ bị dị ứng cơ địa
– Khi bị dị ứng cơ địa, cơ thể người bệnh thường sẽ gặp những tình trạng như:
+ Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
+ Người bệnh cũng có thể bị khó thở, khò khè, thở rít hoặc ho có đờm.
+ Một số khác thì bị quặn đau ở bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa và nổi mề đay.
Chữa dị ứng cơ địa bằng Tây y
– Trước khi chữa dị ứng cơ địa, người bệnh sẽ được thăm khám các triệu chứng để xác định mức độ nguyên trọng cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
– Các phác đồ ứng dụng chữa dị ứng cơ địa bằng Tây y chủ yếu là chống lại hóa chất Histamin do hệ miễn dịch tiết ra – nguyên nhân gây ra dị ứng.
– Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kê đơn thuốc để chống viêm nhiễm và giảm đau cho người bệnh một cách hiệu quả.
– Nhóm thuốc kháng Histamine có hiệu quả trong việc chấm dứt những cơn ngứa do bệnh gây ra.
– Còn đối với nhóm thuốc giảm đau, người bệnh sẽ không còn cảm thấy khó chịu hoặc bị những cơn đau đớn tại chỗ hành hạ.
– Một số trường hợp dị ứng cơ địa nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có thành phần chống viêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng, teo da hoặc hạn chế tạo sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.
Dị ứng có địa có thể được hỗ trợ điều trị hiệu quả
Chữa dị ứng cơ địa bằng Đông Tây y kết hợp
– Ngoài phương pháp Tây thì bạn cũng có thể dùng kết hợp Đông y để hạn chế tác dụng phụ cũng như nâng cao công dụng của các vị thuốc một cách hiệu quả hơn.
– Theo đó, người bệnh sẽ kết hợp ngâm, rửa, bôi ngoài ra và uống để trị dị ứng cơ địa cả bên trong lẫn bên ngoài.
– Thuốc dùng để ngâm – rửa chỗ bị dị ứng có thành phần bao gồm trầu không, ô liên rô hoặc ích nhĩ để sát trùng và làm mềm vết thương, ngăn chặn tổn thương lan rộng sang các vùng da khác.
– Thuốc uống có công thức được bào chế từ bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch vì nhằm giúp da được giải độc, tiêu viêm, điều hòa bài tiết cũng như đào thải chất độc ở gan.
Tuy đã có phương pháp hỗ trợ dị ứng cơ địa hiệu quả nhưng người bệnh nên có biện pháp hạn chế sự tái phát của chứng này bằng cách tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự bộc phát các triệu chứng.