Mụn mủ xuất hiện nhiều trên da, sau đó bong tróc vảy, cơ thể sốt, rét run, mạch đập nhanh, thở nhanh,… là những dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến thể mủ rõ ràng nhất.
Tìm hiểu sơ lược về bệnh vảy nến thể mủ
– Theo các bác sĩ chuyên khoa vảy nến thể mủ chủ yếu do sự rối loạn nội tiết tố, từ đó tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Đây chính là nguyên nhân khiến màng bám này sản sinh ra các tế bào mới rất nhanh so với bình thường rồi chết.
Vảy nến thể mủ là chứng bệnh nặng nhất của vảy nến
– Thay vì các tế bào chết đi như bình thường, chúng sẽ nổi lên thành từng vảy trắng, tập trung nhiều nhất ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu, thậm chí gan bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân.
– Chứng bệnh da liễu này có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi khác nhau, gồm 6 thể chính là: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến thể mủ, vảy nến thể khớp, vảy nến thể đảo ngược, vảy nến da đỏ toàn thân.
– Thực tế cho thấy, vảy nến thể mủ ở lòng bàn tay, chân và toàn thân là mức độ nặng nhất, có thể đe dọa trực tiếp đến sinh mạng người mắc nếu không được phát hiện sớm, can thiệp ngoại khoa kịp thời.
– Bệnh vảy nến này có thể phát bệnh một cách tự nhiên hoặc do biến chứng của vảy nến ở thể khớp trước đó.
Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến thể mủ là những gì ?
Người bệnh có thể nhận biết vảy nến thể mủ qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Đa phần các trường hợp bị vảy nến ở dạng thể mủ đều bị sốt nhẹ, kéo dài từ một ngày hoặc lâu hơn từ trước đó, nhất là khi có sự thay đổi rõ ràng trên da hoặc cảm thấy đau rát ở những vùng da sắp xuất hiện thương tổn.
– Quan sát thấy tổn thương trên da là những dát đỏ, dễ bị phù nề và có những mụn mủ vô khuẩn.
Tại vùng da bị vảy nến thể mủ thường có dấu hiệu đỏ và sưng nề
– Các dát đỏ này xuất hiện rất đột ngột, lan rộng nhanh chóng trong vòng 1 ngày khiến vùng da bị đỏ rực giống như bị bỏng lửa.
– Hiện tượng này nhanh chóng lan rộng, nhất là những vùng nếp gấp hoặc vùng sinh dục.
– Đường kính của các mụn mủ này rất nhỏ, thường từ 1 – 2 mm, màu trắng sữa, nhiều mụn mủ liên kết với nhau tạo thành các hố mủ với đường kính khoảng 2cm.
– Sau vài ngày, các mụn mủ này vỡ ra và bắt đầu đóng vảy tiết. Đến khi chúng chuyển sang giai đoạn tróc vảy sẽ khô trên nền da đỏ.
– Ngoài ra, các tổn thương khác có thể xuất hiện trên móng tay, móng chân và gây ra tình trạng tách móng, viêm khớp, tổn thương niêm mạc.
– Trên đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến thể mủ giúp mọi người nhận biết và hỗ trợ điều trị kịp thời nhất để phòng tránh những biến chứng nguy hại về sau.
– Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên đặc biệt lưu ý đến các vấn đề như sau khi không may bị vảy nến thể mủ tấn công:
+ Không nên kỳ cọ da quá mức, ngãi ngứa và bóc da để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy nến. Tuy nhiên, nước tắm không được quá nóng hoặc sử dụng mỹ phẩm, xà bông có tính kích ứng da cao.
+ Không lạm dụng nhóm chất kích thích có hại cho cơ thể, nhất là bia, rượu, thuốc lá.
+ Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc.