Nếu kinh nguyệt có hiện tượng kéo dài bất thường (trên 7 ngày) trong một thời gian, lượng máu kinh ra với số lượng lớn, trên 80ml/ chu kỳ, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, phiền toái trong vấn đề sinh hoạt thì các chị em nên lưu ý, rất có thể rơi vào tình trạng rong kinh, rong huyết.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, rong kinh – hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường gặp ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Hiện tượng rong kinh khiến các chị em phải đối mặt với nguy cơ mất máu, thiếu máu cục bộ, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu nếu sức khỏe yếu.
– Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vấn đề sinh hoạt hàng ngày của các chị em, đặc biệt nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là rất cao do sử dụng băng vệ sinh quá nhiều. Với các trường hợp bệnh nặng có thể gây ra nhiều biến chứng đến khả năng sinh sản của các chị em.
Nguyên nhân hiện tượng rong kinh ở nữ giới
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn
Hiện tượng rong kinh ở nữ giới do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây nên, nhưng chủ yếu thuộc về các yếu tố như sau:
– Rong kinh có thể do yếu tố tâm lý bị ảnh hưởng khi thường xuyên phải chịu các áp lực công việc, căng thẳng khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn.
– Bệnh kinh nguyệt này cũng có thể do chế độ sinh hoạt không khoa học, hợp lý, nhất là sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm cay nóng, chứa dầu mỡ; vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi sai giờ giấc.
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khi có hoạt động tình dục, bạn gái trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mãn kinh cũng có thể tác động đến sự phát triển, hoạt động của các nang trứng, từ đó tăng nguy cơ rơi vào hiện tượng rong kinh.
– Với các trường hợp thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc bổ sung estrogen, thuốc tăng cân hoặc quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
– Ngoài ra, viêm nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung,… trong giai đoạn mãn tính cũng được xem là “thủ phạm” khiến kỳ kinh bị rối loạn, kéo dài.
Ảnh hưởng hiện tượng rong kinh ở nữ giới
Hiện tượng rong kinh ở nữ giới làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Hiện tượng rong kinh nếu ở mức độ nhẹ thì không có gì quá đáng lo ngại nhưng nếu kéo dài và không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như sau:
– Khi rong kinh, rong huyết kéo dài sẽ khiến các chị em phụ nữ bị mất đi một lượng máu khá lớn, nếu số lượng máu không được tái tạo và sản sinh đủ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
– Lúc này, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
– Một khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ hormone điều khiển quá trình rụng trứng và thụ thai.
– Với các trường hợp hiện tượng rong kinh ở mức độ nặng, có thể phụ nữ phải đối diện với vấn đề sinh sản sau này là rất lớn.
Biểu hiện lâm sàng hiện tượng rong kinh ở nữ giới
Các chị em phụ nữ có thể nhận biết hiện tượng rong kinh qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Ở những người có chu kỳ kinh ổn định, máu kinh ra khoảng 60 – 80ml/ chu kỳ, số ngày hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu rơi vào trường hợp rong kinh, lượng máu kinh thường vượt quá 80ml/ chu kỳ, số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, diễn ra liên tục trong nhiều tháng.
– Hiện tượng rong kinh khiến kinh nguyệt ra nhiều, nhất là vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi.
– Máu kinh có hiện tượng đông đặc, vón thành từng cục lớn kèm theo các cơn đau bụng dưới.
– Vì lượng máu kinh ra nhiều nên các chị em có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt, thậm chí dễ bị ngất xỉu.
Hỗ trợ điều trị hiện tượng rong kinh ở nữ giới
Tùy từng nguyên nhân, mức độ biểu hiện và thể trạng sức khỏe của các chị em phụ nữ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị rong kinh tương ứng.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, hỗ trợ điều trị hiện tượng rong kinh ở nữ giới hiệu quả nhất hiện nay gồm liêu pháp kết hợp giữa trị liệu dung hợp, điều chỉnh tâm lý, sử dụng thuốc và tiểu phẫu (với các trường hợp bệnh nặng) để chu kỳ kinh được điều hòa, nhanh chóng trở lại mức ổn định.
– Để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị hiện tượng rong kinh cao nhất, các chị em nên đến các đơn vị y tế uy tín, chuyên nghiệp được đực tư vấn, thăm khám.
– Bên cạnh đó, các chị em cũng nên đặc biệt lưu ý bổ sung sắt cho cơ thể để nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt.
– Chú ý giữ tâm lý thoải mái, chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học; không quan hệ tình dục khi đang trong chu kỳ kinh.
– Trường hợp rong kinh có kèm đau bụng, các chị em nên chườm túi nước ấm hoặc gừng tươi để giảm triệu chứng co thắt tại tử cung.