Mặt là một trong những vị trí xuất hiện bệnh vảy nến nhiều hiện nay và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu không có phác đồ hỗ trợ điều trị kịp thời.
– Vảy nến là một bệnh ngoài da phổ biến, có liên quan trực tiếp đến chu kỳ sống của các tế bào da. Trong đó, bệnh vảy nến ở mặt thường có biểu hiện gần giống với lang ben.
– Những vị trí trên mặt dễ xuất hiện vảy nến gồm vùng chân lông mày, giữa trán, sống mũi, cánh mũi, hai má, chân tóc hoặc vùng quanh của chân tóc.
Biểu hiện của bệnh vảy nến ở mặt
Người bệnh có thể nhận biết vảy nến ở mặt qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Trên mặt xuất hiện những vùng da ửng hồng hoặc trắng bợt, lớp da dày giống như sáp nến.
– Nếu lấy tay chà sát lên sẽ thấy có vảy bong ra, dễ bị tổn thương, ngứa rát và nhiễm trùng.
– Khi các tế bào da bị chết sẽ dày lên, các vảy trên da càng phát triển càng gây ngứa ngáy, khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt
Vảy nến do yếu tố di truyền thường chiếm một tỷ lệ cao
Đa phần bệnh vảy nến ở mặt do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau sau gây nên:
– Thống kê lâm sàng cho thấy, khoảng 40% các trường hợp mắc bệnh vảy nến do yếu tố di truyền.
– Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người bị rối loạn hệ miễn dịch khi virus, vi khuẩn tác động trực tiếp lên tế bào biểu bì da làm chúng bị tổn thương và chết đi.
– Với các trường hợp thường xuyên chịu áp lực căng thẳng, mệt mỏi, môi trường sống bị ô nhiễm, sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh,… cũng có thể là những tác nhân khởi phát khiến bệnh tình nặng thêm.
– Bệnh vảy nến ở mặt cũng có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh không đúng cách, nhất là nhóm thuốc chống sốt rét, huyết áp,…
– Ngoài ra, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ khiến vùng thượng bì bị chấn thương và tăng nguy cơ mắc vảy nến.
Ảnh hưởng bệnh vảy nến ở mặt
Bệnh vảy nến ở mặt khiến người mắc e ngại vì mất tính thẩm mỹ
Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, vảy nến thuộc chứng bệnh da liễu nhưng nếu không thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương da, ảnh hưởng đến da đầu, xương khớp, nhiễm trùng.
– Lớp da bị tổn thương, đổi màu trên mặt khiến người bệnh cảm thấy mất thẩm mỹ, tự ti, e ngại trong vấn đề giao tiếp hàng ngày. Các biểu hiện của bệnh như dầy sừng, tróc lớp vảy màu trắng cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
– Khi tổn thương lan rộng có thể gây biến chứng về da đầu khiến tóc bị rụng rất nhiều.
– Với các trường hợp bệnh nặng có thể tấn công vào xương khớp gây ra nguy cơ đau nhức xương khớp, liệt khớp, mất khả năng vận động.
– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đối diện với nguy cơ nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể tử vong nếu nhiễm trùng máu toàn thân.
– Nếu sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
Điều trị bệnh vảy nến ở mặt thế nào ?
Trên thực tế, vảy nến ở mặt không phải chứng bệnh ác tính, do đó có thể hỗ trợ điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, sử dụng các phương pháp an toàn, hiện đại.
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa phần các trường hợp mắc bệnh vảy nến ở mặt đều được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc uống chống viêm để loại bỏ lớp tế bào bị sừng hóa trên da lâu ngày, giảm nguy cơ hình thành vảy nến về sau.
– Việc sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm, thuốc mỡ cũng giúp da nhanh hồi phục.
– Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến bằng ánh sáng, nhất là việc sử dụng tia UVB cũng mang lại hiệu quả cao, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ăn sâu vào tận tế bào da; đồng thời kích thích sự tái tạo lớp da đã bị tổn thương.
– Tuy nhiên, phương pháp này còn phụ thuộc nhiều vào từng loại da, mức độ biểu hiện của bệnh và thể trạng mỗi người. Hiện nay, việc sử dụng ánh sáng vẫn chưa được áp dụng nhiều vì hiệu quả duy trì lâu dài không cao, chi phí khá tốn kém.
– Dù hỗ trợ điều trị bệnh theo phương pháp nào, bạn cũng nên đặc biệt lưu ý tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, không được phép mua thuốc về sử dụng, xây dựng sinh hoạt, ăn uống hợp lý để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.