Home / Tin Tức Bệnh / Bệnh Dạ Dày Bao Tử / Tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày

Tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày

Trong nhóm bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày được cho là phổ biến nhất và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và không có phác đồ can thiệp ngoại khoa kịp thời, nguy cơ ung thư dạ dày là rất lớn.

Sự mất cân bằng quá mức của nhóm yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày và nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày hiện nay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, nếu thấy những triệu chứng lâm sàng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, chán ăn, sụt cân,… thì nên đặc biệt lưu ý, vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về viêm dạ dày.

– Trên thực tế, hầu như các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày nào cũng đều có cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị do vết loét có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch vị của dạ dày, nhất là khi ăn quá no hoặc quá đói.

– Viêm loét dạ dày khiến dịch acid tăng tiết và dư thừa quá nhiều làm cho ống thực quản quanh vùng thượng vị bị tác động. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đầy hơi, ợ chua, ợ hơi.

– Khi hơi bị đẩy lên quá nhiều nên người bị viêm loét dạ dày luôn cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn và nôn rất nhanh sau khi ăn xong kèm theo hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi.

– Do chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động kém nên rất khó để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì vậy, người bệnh thường ăn uống không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu trong một thời gian dài khiến cân nặng bị sút, suy giảm sức đề kháng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ?

Thống kê lâm sàng cho thấy, khoảng 30% dân số hiện nay có nguy cơ bị viêm loét dạ dày và con số này có xu hướng ngày càng tăng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như sau.

– Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày bởi xoắn khuẩn Gram âm này có thể sống rất tốt trong môi trường axit dạ dày có nồng độ quá cao.

benh-viem-loet-da-day111

Viêm loét dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn HP nguy hiểm

– Với các trường hợp luôn trong tình trạng tinh thần căng thẳng quá độ sẽ khiến lượng acid trong dịch vị dạ dày nhiều hơn, gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

– Các thói quen ăn uống kém khoa học, nhất là để cơ thể quá đói, bỏ bữa, lạm dụng quá nhiều chất kích thích có hại, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… có thể khiến quá trình bài tiết dịch vị dạ dày bị rối loạn, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị bào mòn nhanh hơn và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

– Việc lạm dụng quá nhiều nhóm thuốc có tính kháng viêm, giảm đau, chống trầm cảm cũng có thể làm suy giảm đến chức năng của niêm mạc dạ dày, dần tạo thành các ổ viêm loét mãn tính.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày

benh-viem-loet-da-day222

Đau bụng, chảy máu hệ tiêu hóa là những biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày ở giai đoạn mãn tính nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như sau:

– Chảy máu dạ dày là biến chứng dễ gặp nhất, nhất là khi lượng axit trong dạ dày tăng tiết khiến ổ loét ăn sâu vào mạch máu lớn. Nếu máu đông hình thành sẽ gây ra hiện tượng nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

– Nguy cơ hẹp môn vị kèm theo cảm giác đau tức vùng trên rốn, đau bụng âm ỉ, khó tiêu, đầy bụng, da khô hơn. Nếu vị trí vết loét sâu có thể gây thủng dạ dày đột ngột.

– Khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào phía bên trong ống tiêu hóa, tĩnh mạch thực quản bị giãn ra sẽ tăng nguy cơ chảy máu hệ tiêu hóa, nôn ra máu.

– Với các trường hợp bệnh nặng, nguy cơ ung thư dạ dày sẽ cao hơn, nhất là bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày thế nào

Hiện nay, phác đồ hỗ trợ điều trị chứng viêm loét dạ dày chủ yếu là sự kết hợp giữa Đông Tây y. Liều lượng, thời gian sử dụng thuốc cần dựa trên nguyên nhân mắc bệnh, biểu hiện của bệnh và thể trạng sức khỏe mỗi người.

– Phương pháp Tây y chữa viêm loét dạ dày đặc biệt thích hợp với các trường hợp ổ viêm loét sâu, lan rộng ra xung quanh.

– Nhóm thuốc này gồm nhóm có chức năng kháng hàm lượng dịch vị acid trong dạ dày, kháng H2, ức chế bơm proton, nhóm thuốc làm giảm acid, nhóm có chức năng tạo màng bọc để tăng khả năng kết dính với dịch dạ dày và nhóm thuốc có tính chất tiêu diệt vi khuẩn HP.

– Trong khi đó, bài thuốc Đông y với các vị thuốc chính như Bạch Linh, Đẳng Sâm, Ngũ Thanh Bì, Hoàng Đằng,… thường được áp dụng với các trường hợp bị viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ, thời gian trị liệu lâu.

– Vị thuốc Đông y này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, cân bằng lại lượng acid trong niêm mạc dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, chán ăn; từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.

– Tuy nhiên, dù sử dụng thuốc ở dạng nào, bạn cũng cần lưu ý tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về dùng để tránh những biến chứng không đáng có về sau.

Check Also

tieu-buot-ra-mau

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

–    Tiểu buốt ra máu là một biểu hiện của một số bệnh lý …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!