Giới thiệu sơ lược cây gừng
Gừng còn gọi là Khương ( Zinginer officinable, Rose) thuộc họ Gừng Zingiberaceae).
Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc.
Gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng của người Việt, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh.
Hoạt chất và tác dụng của cây gừng
Trong gừng có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là: anpha-camphen, beta-phelandren, một cacbua là zingiberen, một rượu sesquitecpen… Ngoài ra còn có chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột, và các chất cai như zingeron, zingerola, và shogaola. Chưa rõ hết tác dụng dược lý.
Gừng làm một vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống kông tiêu, nôn mửa, đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.
Cách dùng gừng
Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa.
Có thể sắc gừng tươi để uống, ngày dùng 3 – 6g.
Có thể dùng làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng.
Mỗi ngày dùng 2 – 5ml để chữ ngoại cảm, bụng chướng đầy, nôn mửa và ho.
Dùng Gừng phối hợp với chanh quả, củ sả, mỗi loại 10g, thái nhỏ, ngâm với 5g muối và xi rô đơn ( vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đụng trong lọ, đậy kín.
Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1 -2 thìa canh. Trẻ em dùng 1/2 liều dùng người lớn.
Gừng khô sắc uống như gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả nôn mửa.
Theo Yeutre.org