Home / Tin Tức Bệnh Trĩ / Tổng quan về bệnh trĩ ngoại và điều cần biết

Tổng quan về bệnh trĩ ngoại và điều cần biết

Biết được những thông tin y khoa hữu ích nhất về bệnh trĩ ngoại sẽ giúp mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được tốt nhất, phòng tránh nguy cơ nghẹt búi trĩ, thiếu máu, hoại tử hậu môn, thậm chí là ung thư hậu môn – trực tràng. 

– Cùng với trĩ nội, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại cũng là bệnh lý thuộc hậu môn phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở cả nam và nữ với mọi độ tuổi khác nhau. Trĩ ngoại được hình thành khi hệ thống tĩnh mạch tại thành hậu môn bị co giãn quá mức làm mất đi khả năng đàn hồi và hình thành nên các nếp gấp.

– Các búi trĩ xuất hiện nhiều hơn ở phía rìa hậu môn và dưới đường lược với biểu hiện chính là sự phồng to, sưng tấy khi hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc viêm nhiễm, tụ máu.

– Vì các búi trĩ ngoại ở cấp độ cuối thường xuyên sa hẳn ra ngoài nên luôn khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, khó chịu, ngứa ngáy, viêm nhiễm hậu môn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh hoạt và chất lượng đời sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

nhung-dieu-nen-biet-ve-benh-tri-ngoai-1

Ngồi nhiều – nguyên nhân gây trĩ ngoại hàng đầu

Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng chiếm tỷ lệ nhiều như hiện nay vì các nguyên nhân gây bệnh đa dạng, cụ thế như sau:

– Bệnh trĩ ngoại có thể gặp ở các đối tượng không đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng, thường xuyên lạm dụng đồ uống, chất kích thích có hại cho hệ thống đường ruột như bia, rượu, thuốc lá; thiếu chất dinh dưỡng từ rau xanh và hoa quả tươi làm tăng nguy cơ táo bón và hình thành búi trĩ.

– Thói quen ngồi nhiều, đứng nhiều một chỗ, ít vận động cơ thể, làm việc nặng nhọc có thể khiến vùng chậu chịu một áp lực lớn, lâu dần dẫn đến hiện tượng căng giãn quá mức, mất đàn hồi và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

– Bệnh trĩ ngoại cũng có thể xảy ra ở những người có thói quen nhịn đại tiện, đại tiện không đúng, rặn quá mạnh, sử dụng giấy vệ sinh cứng, lau rửa hậu môn không sạch sẽ.

– Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, phụ nữ mang thai cũng có thể bị trĩ ngoại “viếng thăm” bởi khi thai nhi lớn dần lên sẽ tác động mạnh đến khu vực hậu môn làm cho hệ thống tĩnh mạch tại đây có nguy cơ giãn, phồng lên quá mức.

Biểu hiện lâm sàng bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại phát triển qua 4 cấp độ với những dấu hiệu đặc trưng như sau:

– Tại cấp độ 1, mức độ biểu hiện rõ nhất là cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu tại hậu môn. Khi đại tiện có kèm theo máu, máu có thể kèm theo phân hoặc dính trên giấy vệ sinh với một lượng rất ít. Tại hậu môn xuất hiện búi trĩ có dạng giống như mẩu thịt thừa nhỏ.

– Khi phát triển đến độ 2, các búi trĩ có dấu hiệu sa nhẹ ra ngoài hậu môn và có thể tự co lên được. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu, chảy máu khi đi đại tiện. Nếu xảy ra hiện tượng cọ sát, búi trĩ sẽ tiết dịch gây ẩm ướt nhiều hơn nên hậu môn dễ bị viêm nhiễm nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ.

– Ở cấp độ 3, búi trĩ sẽ phát triển to hơn, dễ sa hẳn ra ngoài hậu môn và có thể gây tắc mạch máu, chảy máu mỗi khi búi trĩ cọ sát vào quần áo. Lúc này, máu chảy ra nhiều hơn, cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện tăng lên nhiều khiến người bệnh lo lắng.

Bệnh trĩ ngoại độ 4 là cấp độ cuối cùng nên có hiện tượng sa trĩ, búi trĩ không thể co lên được nữa nên rất dễ dẫn đến nguy cơ hoại tử do dịch nhầy tăng tiết.

Biến chứng bệnh trĩ ngoại

nhung-dieu-nen-biet-ve-benh-tri-ngoai-2

Bệnh trĩ ngoại có thể gây nghẹt búi trĩ, ung thư hậu môn

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, trĩ ngoại không phải chứng bệnh tứ chứng nan y, nhưng nếu không được phát hiện sớm, hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường đến tâm lý, sức khỏe người mắc.

– Khi có tình trạng sa trĩ, các búi trĩ dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu, nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu.

– Bệnh còn khiến hậu môn bị chảy máu nhiều theo dạng giọt hoặc từng tia. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ mất máu, thiếu máu trầm trọng.

– Đa phần các trường hợp mắc trĩ ngoại còn bị mệt mỏi, căng thẳng, mất tự tin, mất tập trung trong công việc.

– Nếu không tiến hành tiểu phẫu cắt búi trĩ sớm có thể dẫn đến nguy cơ hình thành nên các tế bào ung thư hậu môn – trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy theo mức độ biểu hiện của bệnh, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng sức khỏe mỗi người sẽ có phác đồ hỗ trợ điều trị trĩ ngoại tương ứng.

– Với các trường hợp mắc trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ, phát hiện sớm, búi trĩ chưa có dấu hiệu sưng tấy, căng phồng thì có thể áp dụng phương pháp nội khoa để hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có thể ở dạng uống, bôi để nhanh chóng tăng cường hệ thống tuần hoàn máu, giảm áp lực đến hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Tuy nhiên, để tránh các biến chứng không đáng có về sau, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý đổi đơn thuốc, ngưng sử dụng thuốc.

– Khi búi trĩ ngoại ở độ 2, các bác sĩ chuyên khoa có thể can thiệp bằng thắt vòng cao su thiên nhiên để ngăn ngừa lưu lượng máu đến nuôi các búi trĩ, giúp bảo vệ lớp đệm hậu môn.

– Hiện nay, các phương pháp tiểu phẫu cắt trĩ độ 3, 4 như PPH, HCPT được áp dụng rất nhiều vì đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cao. Vì là xâm lấn tối thiểu nên đặc biệt không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh hậu môn, thắt chặt các búi trĩ và nhanh chóng loại bỏ chúng, không để lại di chứng hoặc khả năng tái phát về sau.

Check Also

benh-tri-hon-hop-thuong-xay-ra-o-nhung-ai-01

Những ai dễ bị mắc bệnh trĩ hỗn hợp nhất

Trĩ hỗn hợp rất phổ biến và có thể gây nhiều biến chứng như viêm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!