U nang buồng trứng có một số trường hợp lành tính nhưng nếu phát hiện muộn hoặc không tiến hành hỗ trợ điều trị có thể dẫn đến ác tính. Việc trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp chị em phát hiện, phòng ngừa bệnh được hiệu quả.
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là hiện tượng trên buồng trứng của chị em xuất hiện một khối u phát triển bất thường.
– Khối u này thường làm chậm quá trình mang thai của chị em do cản trở nang trứng phát triển thành trứng và rụng.
– Bệnh thường gặp ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản.
– U nang buồng trứng có thể tiến triển theo hướng ngày càng trầm trọng. Các triệu chứng diễn biến một cách rầm rộ và nguy hại đến sức khỏe của nữ giới.
Biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng
Thường thì u nang buồng trứng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số biểu hiện vẫn có thể xuất hiện khi khối u lớn lên. Cụ thể là:
– Bụng bị chướng hoặc sưng.
– Đau bụng khi đi đại tiện.
– Vùng hố chậu bị đau trước và trong thời gian hành kinh.
– Đau khi giao hợp.
– Thắt lưng bị đau, đôi khi có thể lan đến đùi.
– Ngực cương.
– Cảm giác buồn nôn và nôn.
– Đặc biệt, khi chịu e cảm thấy đau vùng chậu dữ dội, sốt cao, chóng mặt, thở nhanh thì nên đi khám vì bệnh đã tiến triển nặng.
Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng
Các nang trứng phát triển không đầy đủ có thể gây bệnh
– Do các nang trứng phát triển không đầy đủ, không hấp thụ được các chất lỏng trong buồng trứng.
– Do các mạch máu của nang trứng bị vỡ, dẫn đến u nang xuất huyết.
– Khi lượng hormone Chorionic Gonadotropin dư thừa, các u nang lutein hình thành.
– Sự phát triển quá mức của hormone Luteinizing cũng có thể dẫn đến u nang buồng trứng.
– Thể vàng phát triển dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.
Biến chứng của u nang buồng trứng là gì?
Phần lớn u nang buồng trứng lành tính và có thể tự hết mà không cần hỗ trợ điều trị. Các triệu chứng thường rất nhẹ, tuy nhiên, một số ít có biến chứng nặng nề như:
– Xoắn buồng trứng: Đây là lúc u nang lớn, buồng trứng bị xoắn hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Những trường hợp này chiếm khoảng 3% các ca bệnh.
U nang buồng trứng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu trong khi bị vỡ
– Vỡ u nang: Lúc này, chị em có thể bị đau, chảy máu trong dữ dội, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
– Chèn ép các bộ phận lân cận dẫn đến rối loạn tiêu hoá, bí tiểu, khó tiểu,… thậm chí hình thành u ác tính.
Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng như thế nào?
Nếu u nang không thể tự hết hoặc to ra, bác sĩ có thể chỉ định hỗ trợ điều trị để làm nhỏ khối u hoặc cắt bỏ khối u bằng:
– Phẫu thuật nội soi: Nếu u nang nhỏ và làm xét nghiệm loại trừ khả năng ung thư, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u nang.
– Phẫu thuật mở: Khi khối u nang lớn, bác sĩ cần cắt bỏ khối u qua đường mổ lớn ở bụng. Khối u sẽ được sinh thiết ngay. Nếu kết quả ung thư, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung (tử cung và 2 buồng trứng).
– Tùy theo kích thước hoặc tính chất của khối u nang cũng như nguyện vọng sinh đẻ của chị em mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối u và buồng trứng hoặc chỉ bóc tách một phần để lại buồng trứng lành tính để sinh con.
Với những chia sẻ của bác sĩ, hy vọng chị em có thể hiểu rõ hơn về một bệnh lý phụ khoa tưởng chừng đơn giản nhưng có thể đe dọa khả năng sinh sản và tính mạng.