Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ tương đối phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng sau, vì vậy, các bậc cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến triệu chứng lâm sàng của bệnh để có thể phát hiện kịp thời nhất.
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
– Trào ngược dạ dày thực quản – chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, trong đó trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao hiện nay.
– Bệnh lý xảy ra khi thức ăn của trẻ có hiện tượng đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên là từ thực quản xuống dạ dày.
– Sở dĩ trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở trẻ nhiều hơn vì cơ quan này chưa được phát triển hoàn thiện, lúc này, dạ dày của bé sẽ có vị trí nằm ngang, cao hơn so với dạ dày người lớn. Khi các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định nên chúng có thể hở ra khiến thức ăn trào và có hiện tượng đi ngược lên phía trên.
Thức ăn ở dạng lỏng khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn
– Nếu mẹ cho bé bú ở tư thế không đúng, nhất là cho bé bú nằm, bú nhiều vào ban đêm sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, trớ hơn. Hơn nữa, thức ăn của bé lúc này vẫn ở dạng lỏng, sệt nên càng dễ dàng lọt ra ngoài khi cơ thắt thực quản có khe hở.
– Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thức ăn qua đường mũi, sặc thức ăn, thậm chí là nôn ói ra máu.
– Đa phần các trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản đều có hiện tượng sợ ăn, sợ bú, vặn người, quấy khóc,… Nếu hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài, trẻ có thể bị giảm cân, suy dinh dưỡng.
– Ngoài ra, trẻ cũng có thể phải đối diện với nguy cơ liên quan đến hệ hô hấp như nghẹt thở, khó thở, hơi thở khò khè, mặt mày tím tái.
Dấu hiệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ thường được nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng như sau:
– Sau khi mới ăn xong, trẻ thường ho, nhất là khi bú sữa mẹ, sữa bình hoặc thức ăn ở dạng loãng, sệt.
– Kèm theo đó là hiện tượng trẻ nôn trớ, nhiều nhất là mỗi khi ăn no xong, cơn ho xuất hiện. Thậm chí, bé ăn được khoảng 2 – 3 giờ vẫn có dấu hiệu này.
– Trẻ quấy khóc nhiều hơn, ngay cả khi đã ăn no, không chịu chơi, ngủ ngoan.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn hơn
– Khả năng trẻ ăn giảm hơn rất nhiều: Bú kém, không chịu bú mẹ, bú mẹ nhưng dễ nhả ra, không như những trẻ bình thường khác do bị đau và khó chịu khi nuốt.
– Do bé kém ăn nên dễ bị sút cân, không tăng cân đều đặn dù được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
– Trẻ gặp khó khăn trong hệ hô hấp: thở khò khè, khan tiếng, có nước mũi, đờm nhiều hơn.
– Chứng trào ngược dạ dày thực quản còn khiến trẻ có cảm giác ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, đau nhức phần trên ngực.
– Cơn đau này rõ ràng hơn nếu mẹ cho bé nằm ở tư thế sấp.
– Để chẩn đoán chính xác tình hình bệnh, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành đo mức độ pH của dịch vị dạ dày khi trào ngược lên thực quản bằng cách chụp X quang hoặc nôi soi ống tiêu hóa.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ tuy là chứng bệnh phổ biến nhưng với các trường hợp trào ngược ở mức độ nặng, nguy cơ viêm loét thực quản, xuất huyết thực quản sẽ nhanh hơn khiến quá trình nuốt thức ăn khó khăn. Hơn nữa, trẻ cũng có thể bị sẹo ở dạ dày, chít hẹp thực quản về sau.
Do vậy, khi thấy các dấu hiệu lâm sàng như đã kể trên, cha mẹ nên đưa con đến đơn vị y tế chuyên khoa uy tín nhất để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.