Xuất huyết dạ dày là hậu quả của tổn thương viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp hoặc mãn tính, nhất là khi lạm dụng quá nhiều nhóm chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày như bia, rượu, thuốc lá,…
– Theo các bác sĩ chuyên khoa, xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến dạ dày và có mức độ tương đối nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm, thăm khám ngoại khoa kịp thời.
– Trên thực tế, xuất huyết dạ dày thường xảy ra ngay sau khi bệnh nhân uống quá nhiều rượu bia, sử dụng dung dịch acid hoặc kiềm, lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra với các trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch do xơ gan, ung thư dạ dày, suy tủy xương, máu chậm đông, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
– Bạn có thể nhận biết xuất huyết dạ dày qua cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó lan khắp bụng, sờ thấy thành bụng cứng, toát mồ hôi, mặt tái xanh, nôn ra máu, đi đại tiện ra phân đen khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng.
Tại sao uống nhiều rượu lại gây xuất huyết dạ dày
Rượu, bia có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày
– Với niêm mạc dạ dày, nhóm chất kích thích có hại, nhất là rượu được xem là “kẻ thù” số 1 gây nên những tổn thương nghiêm trọng, trong đó có xuất huyết dạ dày.
– Điều này được lý giải do trong rượu có chứa một nồng độ cồn rất nhiều, khi chúng đi vào cơ quan tiêu hóa sẽ khiến mạch máu bị giãn ra, lúc này dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
– Hơn nữa, loại chất kích thích này còn là nguyên nhân chính kích thích dạ dày tiết ra dịch acid làm mòn đi lớp niêm mạc bảo vệ, lâu ngày dẫn đến hiện tượng viêm loét, xuất huyết dạ dày sau đó.
– Tình trạng xuất huyết dạ dày do uống rượu quá nhiều thường có dấu hiệu đặc trưng là khó chịu tại vùng bụng, đầy hơi, hơi thở nóng.
– Với các trường hợp đã bị viêm loét dạ dày thì việc uống rượu dù ít hay nhiều cũng đều khiến triệu chứng lâm sàng của bệnh nặng hơn. Người bệnh phải đối diện với nguy cơ có thêm nhiều ổ loét sâu, rộng, chảy máu dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
– Ngoài ra, thói quen không tốt này còn khiến nhiều người mắc các bệnh lý liên quan khác như xơ gan, đau dạ dày, viêm dạ dày. Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, với các trường hợp bị chảy máu dạ dày, trong quá trình hỗ trợ điều trị mà không kiêng cữ bia rượu, nguy cơ bệnh nặng hơn và gây tử vong là rất cao.
Phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả
Tăng cường chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi sẽ phòng xuất huyết dạ dày hiệu quả
Vì xuất huyết dạ dày có mức độ nguy hiểm rất cao, do đó việc phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu là điều cần thiết nhất để giúp quá trình hỗ trợ điều trị được thuận lợi, hiệu quả hơn.
– Tuyệt đối không sử dụng nhóm chất kích thích có hại, nhất là bia, rượu, thuốc lá.
– Không sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm cứng, khó tiêu hóa.
– Tránh sử dụng loại thức ăn ở dạng lên men chua.
– Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn uống.
– Chú ý bổ sung nhiều nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là rau xanh, hoa quả tươi để dạ dày được hoạt động tốt hơn.
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khoáng chất như cơm, bột mỳ, khoai lang cũng chứa rất nhiều kali, tăng cường tiêu hóa, giảm huyết áp.
– Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở mức 30 – 35 Kcal/ kg cân nặng/ ngày.
– Khi thấy các dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày, bạn nên đến các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín nhất để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng khôn lường về sau.