Home / Làm Đẹp / Mũi bị đỏ sau khi nâng do đâu?

Mũi bị đỏ sau khi nâng do đâu?

Nhiều chị em lo lắng không hiểu tại sao sau khi nâng mũi có tình trạng bị đỏ. Hiện tượng này có thể tăng dần thậm chí nhiều trường hợp mũi bị đau nhức, khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mũi bị đỏ sau khi nâng?

Nguyên nhân khiến mũi bị đỏ sau khi nâng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị đỏ sau khi nâng như:

  • Da đầu mũi mỏng, nhiều mao mạch
  • Chất liệu bọc mũi cứng khiến da bị căng
  • Chất liệu mũi không tương thích với cơ thể, gây dị ứng, bóng đỏ, thậm chí lộ sóng
  • Sống mũi cao,da mũi bị căng và tụt máu xuống
  • Bác sĩ thực hiện chưa chuẩn xác, khéo léo, non tay nghề
  • Phương pháp nâng mũi không phù hợp

Thông thường đầu mũi bị bóng đỏ do sụn đặt nâng mũi quá dài hoặc quá cao, phần da ở đầu mũi quá mỏng không đủ để che lấp phần chất liệu nâng mũi khiến vùng da đó bị căng, mỏng dẫn đến tình trạng mũi bị đỏ sau khi nâng. Cũng có thể do sụn nhân tạo chất lượng thấp, không đủ độ tương thích với cơ thể, bị đào thải,  gây kích ứng cũng khiến mũi bị đỏ, đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, sụn sinh học làm bào mòn da đầu mũi theo thời gian khiến da mũi mỏng dần và nhanh chóng bị tổn thương.

Tình trạng đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, thạn chí về lâu dài có thể khiến cho mũi bị thủng, chức năng mũi bị suy giảm.

Mũi bị đỏ sau khi nâng phải làm sao?

Sau khi nâng mũi, trong vòng 1 – 2 ngày đầu, vết thương sẽ có chút bầm tím, sưng nề nhưng sẽ giảm dần trong các ngày tiếp theo. Độ sưng nặng – nhẹ phụ thuộc vào cơ địa từng người cũng như mức độ can thiệp của phương pháp đó.

Bạn nên tránh để nước tiếp xúc với vết thương, giữ vết thương trong tình trạng khô ráo. Dùng khăn ướt để lau mặt. Sử dụng thuốc đúng liều như bác sĩ kê đơn, không tự ý uống thêm bất kỳ các loại thuốc khác ngoài chỉ dẫn. Sau khi nâng mũi sau khoảng 1 tuần, bạn đến cơ sở làm đẹp để tái khám và cắt chỉ, kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường nào không.

Mũi bị đỏ sau khi nâng do đâu

Tình trạng mũi bị đỏ sau nâng dù nặng hay nhẹ đều là biểu hiện bất thường, không mong muốn sau khi nâng mũi, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể nếu không được khắc phục và xử lý kịp thời.

  • Nếu đầu mũi bị đỏ do chất liệu bọc mũi không tương thích hoặc da đầu mũi mỏng, bác sĩ sẽ bọc sụn tự thân để bảo vệ đầu mũi. Sụn tự thân được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn có độ tương thích cao, khắc phục tình trạng bóng đỏ sau khi nâng.
  • Nếu đầu mũi bị đỏ do sống mũi cao,da mũi bị căng và tụt máu xuống thì các bác sĩ sẽ phẫu thuật lại, lấy sụn cũ để đưa sụn mới vào có độ cao vừa phải với cấu trúc mũi.

Để không phải đối mặt với tình trạng mũi bị đỏ sau khi nâng, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng cho mình địa chỉ thẩm mỹ tin cậy và đảm bảo chất lượng. Nơi có các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chất liệu độn phải đảm bảo an toàn, có kiểm định về chất lượng.

Đọc thêm:

Hiện nay, Viện thẩm mỹ y khoa Dr.Hải Lê là địa chỉ thẩm mỹ được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, ứng dụng thành công kỹ thuật nâng mũi được chuyển giao trực tiếp từ Hàn Quốc. Luôn cập nhật liên tục những xu hướng mới, công nghệ hiện đại về Việt Nam với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đồng thời, chất liệu sụn mũi được kiểm định và chứng nhận an toàn của tổ chức FDA.

Check Also

Giải pháp thu gọn cánh mũi tại nhà

Một chiếc mũi thon gọn chắc hẳn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình trang …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!